Trademark là một khái niệm có thể xa lạ với nhiều Cá nhân/Doanh nghiệp trên con đường phát triển công ty, bán hàng ra thế giới. Ngày nay, đây là vấn đề đáng quan tâm không chỉ người tiêu dùng mà cả với các nhà sản suất khi mà các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ luôn ngày càng nở rộ.
Trong bài viết này, Cá nhân/Doanh nghiệp sẽ thấu hiểu và nắm rõ tất cả những gì cần biết về Trademark (bảo hộ nhãn hiệu) từ
- Trademark là gì? Làm thế nào để phân biệt thương hiệu/nhãn hiệu( Brand) với bảo hộ nhãn hiệu (Trademark);
- Yếu tố cốt lõi của Trademark ( các loại hình, cách phân biệt các trademark, lưu ý, v.v);
- Kiểm tra Trademark như thế nào?
- Làm thế nào để đăng ký Trademark tối ưu cho công ty thành lập tại nước ngoài.
Lưu ý: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp thông tin tổng quan về Trademark và các vi phạm thường gặp về Trademark. Thông tin được cung cấp dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của các thành viên trong đội ngũ tư vấn của Global Link Asia Consulting.
1. Trademark là gì?
Để hiểu và làm rõ được Trademark và đăng ký , các công ty cần nắm rõ được khái niệm Trademark là gì.
Theo định nghĩa của Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (United Stated Patent and Trademark Office hay USPTO ), Trademark Mỹ là bất kỳ từ, cụm từ, biểu tượng, thiết kế nào hoặc sự kết hợp của những thứ này để xác định hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đó là cách khách hàng nhận ra thương hiệu trên thị trường và phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
Trademark nói chung đề cập đến cả nhãn hiệu sản phẩm và nhãn hiệu dịch vụ được bảo hộ.
Theo Văn phòng Sở hữu trí tuệ Singapore (Intellectual Property Office of Singapore hay IPOS), Trademark Singapore (hay Trade Mark Singapore) là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Trademark có thể ở dạng chữ cái, từ, tên, chữ ký, chữ số, thiết bị (yếu tố tượng hình), nhãn hiệu, tiêu đề, nhãn, vé, hình dạng và màu sắc hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố này.
Như vậy, Tradenmark hay bảo hộ nhãn hiệu có thể ở nhiều hình thức khác nhau và dùng để
- Xác định nguồn hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty;
- Cung cấp sự bảo vệ pháp lý cho thương hiệu;
- Giúp các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu và chống lại hàng giả và gian lận.
→ Trademark là nhãn hiệu được bảo hộ dưới luật sở hữu trí tuệ của một quốc gia. Trong phạm vi quốc gia đó, bất kì những hành vi sử dụng sản phẩm đã có Trademark đều được xem là vi phạm sở hữu trí tuệ và phải nhận những chế tài theo sự bảo hộ của luật quốc gia đó.
2. Tại sao việc đăng ký Trademark lại quan trọng?
Khi công ty ngày càng phát triển và Doanh nghiệp bắt đầu hướng tới khách hàng trên toàn thế giới, việc sở hữu thương hiệu được bảo hộ là một trong các ưu tiên hàng đầu cần thực hiện không chỉ với các thương hiệu, công ty toàn cầu như Apple, Samsung, Nike, Adidas, Pepsi, Cocacola mà kể cả những công ty vừa và nhỏ vì các lý do chính đáng sau.
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được bảo vệ bởi pháp luật của quốc gia đăng ký Trademark;
- Doanh nghiệp được độc quyền sở hữu và sử dụng thương hiệu, tăng khả năng nhận diện nhãn hàng so với các đối thủ;
- Trademark tăng mức độ tin tưởng của người dùng khi nhận thấy đây là thương hiệu hợp pháp có thể mang đến sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt;
- Ngăn chặn những người vi phạm tiềm năng sử dụng nhãn hiệu tương tự . trục lợi, hoặc cố gắng sao chép thương hiệu vì nguy cơ đối mặt pháp lý;
- Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ giúp làm tăng giá trị tổng thể của công ty, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, người mua tiềm năng hoặc đối tác.
- Trademark tăng cơ hội thành công khi có tranh chấp pháp lí như yêu cầu bồi thường thiệt hại cho thương hiệu, sử dụng trái phép.
3. Làm thế nào để phân biệt Brand và Trademark rõ ràng nhất?
Thực tế, rất nhiều Doanh nghiệp/Cá nhân nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Brand và Trademark này vì vài sự tương đồng. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau ở đặc điểm sau. Doanh nghiệp hãy xem bảng so sánh cơ bản sau để thấy sự khác biệt giữa 2 khái niệm này.
Trademark | Brand | |
Sự khác nhau |
|
|
Mức độ nhận diện, phân biệt | Cao nhất |
Không cao bằng do
|
4. Các hình thức đăng ký bảo hộ và các loại hình Trademark trên thị trường
4.1. Phân loại kí hiệu khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark
Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công, Doanh nghiệp có thể sử dụng các kí hiệu sau để phân loại Trademark
- Trước và trong khi đăng ký Trademark
Doanh nghiệp có thể sử dụng
- Ký hiệu "TM” để đại diện cho sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu;
- Và "SM” cho dịch vụ được bảo hộ.
Ví dụ Coca - Cola TM cho đồ uống có ga.
- Sau khi đăng ký Traedmark thành công
Doang nghiệp sẽ sử dụng ký hiệu "®"để thông báo sản phẩm/dịch vụ đã được đăng ký thành công. Ví dụ : Coca-Cola® cho đồ uống có ga.
4.2. Các loại hình Trademark trên thị trường
Tùy vào nhu cầu của từng công ty, có rất nhiều hình thức Trademark được đăng ký khác nhau. Một Doanh nghiệp có thể đăng ký một loại hoặc nhiều loại hình Trademark cho sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu.
Các loại nhãn hiệu Trademark có thể đăng ký bảo hộ thường thấy bao gồm:
Hình thức bảo hộ nhãn hiệu | Mô tả |
Nhãn hiệu truyền thống | |
|
|
|
|
|
|
Nhãn hiệu tập thể và chứng nhận | |
|
|
|
|
Nhãn hiệu phi truyền thống | |
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3. Cần lưu ý gì khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark?
Khi đăng ký Trademark cho sản phẩm/ dịch vụ của công ty, Doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau
- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ cho phép các nhà đăng ký quyền sử dụng từ hoặc cụm từ đó với hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Doanh nghiệp không có toàn quyền sở hữu hợp pháp một từ hoặc một cụm từ cụ thể và có thể ngăn chặn người khác sử dụng nó.
Ví dụ:
Một Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm đồ chơi gỗ của mình với tên gọi: StarkBucks, như vậy, Doanh nghiệp có quyền bảo hộ thương hiệu với tên gọi StarkBucks cho đồ chơi gỗ này đối với các đối thủ trong ngành đồ chơi gỗ.
Tuy vậy, Doanh nghiệp này sẽ không có quyền ngăn các thương hiệu trong các lĩnh vực kinh doanh khác như chăm sóc da, nước uống, du lịch sử dụng tên tương tự StarkBucks do tính chất sản phẩm như bao bì chai nước, lọ đựng, bao bì. không thuộc phân khúc đồ chơi gỗ
- Nên mô tả rõ ràng, chi tiết, sử dụng từ ngữ độc đáo, sáng tạo khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Như vậy, Doanh nghiệp sẽ sở hữu được 1 Trademark “mạnh”, dễ dàng phân biệt với đối thủ.
Thông thường, Doanh nghiệp khó hoặc gần như không thể đăng ký các Trademark mô tả (Trademark gồm các cụm từ, chữ có mối liên hệ trực tiếp mô tả sản phẩm dịch vụ đó) và các Trademark thông thường( từ, cụm từ mô tả chính sản phẩm đó). Đây thường được gọi là Trademark "yếu".
Thay vào đó, việc gắn liền tên gọi, địa danh với các Trademark này sẽ giúp tăng mức độ bảo vệ Trademark (Trademark "mạnh") và khả năng đăng ký thành công.
Ví dụ về Trademark mô tả:
- Sữa bò trắng → Sửa bò Long Thành
- Yogurt trắng béo → Yogurt bà Hai
Ví dụ về Trademark thông thường
- Xe đạp → Xe đạp UTP
- Bánh donut → Bánh Donut NTN
5. Đâu là sự khác biệt giữa số sê-ri nhãn hiệu và số đăng ký nhãn hiệu?
Số sê-ri nhãn hiệu (Trademark serial number) | Số đăng ký nhãn hiệu (Trademark registration number) | |
Định nghĩa |
Là mã số gồm 8 chữ số gắn liền với mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu nộp cho cơ quan bảo vệ trí tuệ của quốc gia đăng ký, ví dụ như USPTO. Số series nhãn hiệu giúp xác định loại nhãn hiệu cụ thể trong cơ sỡ dữ liệu thuộc cơ quan cho các nhãn hiệu đã đăng ký. Ví dụ về số series nhãn hiệu cho đơn đăng ký nhãn hiệu với cơ quan USPTO: 92/213,654 |
Là mã nhận dạng số duy nhất gồm 7 chữ số cho biết nhãn hiệu đã được đăng ký chính thức. Ví dụ về số đăng ký nhãn hiệu: 6,132,863 |
Mục đích sử dụng | Số sê-ri nhãn hiệu giúp xác định và theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu | Số đăng ký nhãn hiệu là bằng chứng cho thấy nhãn hiệu đã được đăng ký chính thức. |
Để kiếm tra số series nhãn hiệu hay số đăng ký nhãn hiệu, Doanh nghiệp có thể kiểm tra trên cổng tìm kiếm của cơ qua bảo hộ nhãn hiệu của quốc gia đăng ký.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể tìm kiếm trên trang USPTO mục Trademark Status and Document Retrieval để xem thông tin trademark đăng ký của Google
Minh họa về bảo hộ nhãn hiệu cho ký hiệu G của Google
6. Làm thế nào kiểm tra xem sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp có đang vi phạm Trademark?
Để trả lời cho câu hỏi là sản phẩm kinh doanh hiện tại có đang vi phạm chính sách về Trademark của các công ty cung cấp sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ (Ví dụ như PayPal) hay không, Global Link Asia Consulting sẽ phân tích dựa trên các câu hỏi như sau:
Một minh họa rõ nét nhất là việc sản phẩm sử dụng những hình ảnh được xem như biểu tượng của một thương hiệu và đã được những nhà phát hành đăng kí Trademark trên nhiều quốc gia trên thế giới.
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)
Ví dụ như chú chuột Mickey in trên chiếc ly như trên, nếu nhà sản xuất chưa được sự chấp thuận từ phía Disney (nhà phát hành) thì sản phẩm này được xem là đã vi phạm Trademark. Ngoài Mickey, các nhân vật như vịt Donald, chó Pluto, v.v. đều được Disney đăng kí sở hữu trí tuệ tại hầu hết các quốc gia.
Do đó, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm đang kinh doanh có đang sử dụng bất kì hình ảnh của nhân vật nổi tiếng nào không? Nếu có, hãy cân nhắc về việc đạt được thỏa thuận với những nhà phát hành hoặc không kinh doanh những sản phẩm này.
Tương tự như chú chuột Mickey là một nhân vật mang tính biểu tượng của một thương hiệu thì sản phẩm có chứa logo của một hãng đã được đăng kí Trademark cũng được xem như vi phạm chính sách về Trademark.
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)
Dễ thấy nhất, dấu “swossh” của Nike là một trong những logo phổ biến nhất thường bị làm “nhái” nhất bởi Nike là một trong những sản phẩm thể thao rất thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm chứa dấu swossh này mà không chưa có sự đồng ý của Nike thì đều được xem là vi phạm chính sách về Trademark.
Ngoài các thương hiệu của những tổ chức thương mại nổi tiếng, việc sử dụng những tên, biểu tượng, logo của các tổ chức phi lợi nhuận hoặc những tổ chức chính phủ như UNESCO, Airforce, US Army, v.v. cũng được xem là vi phạm Trademark.
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)
Những bài hát, bài thơ trước khi được phát hành và trở nên phổ biến thường đều đã được tác giả của bài hát hoặc studio phát hành đăng kí bản quyền của sản phẩm trí tuệ đó.
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)
Nhằm mục đích chiếm được khách hàng và thị phần, một số doanh nghiệp có thể cố sử dụng tên gọi hay logo của các thương hiệu nổi tiếng và “điều chỉnh nhẹ” để thành thương hiệu của mình. Xét ở góc độ bảo vệ người tiêu dùng, việc đặt những thương hiệu “nhái” lại tên các thương hiệu có sẵn rất dễ khiến người mua hàng bị nhầm lẫn và mua phải hàng không như ý.
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ cho sản phẩm vi phạm Trademark)
Ví dụ, Adidas là thương hiệu rất nổi tiếng về các mặt hàng thể thao như giày, quần áo, nón, v.v. Để tận dụng sự nổi tiếng của thương hiệu này, sản phẩm abidas ở trên được xem “nhái” lại thương hiệu của một thương hiệu nổi tiếng. Đây là một trường hợp vi phạm Trademark điển hình.
Một trường hợp tranh chấp nổi tiếng khác là vụ kiện của hai thương hiệu là 3M của Mỹ và thương hiệu nhái là 3N tại Trung Quốc. 3N đã cố gắng giành khách hàng trong cùng lĩnh vực bằng cách sử dụng thương hiệu gần giống như một thương hiệu đã được đăng kí trước đó của 3M. Cuối cùng, phán quyết cho rằng tuy rằng có một số khác biệt về giá cả, thương hiệu nhưng 3N vẫn phải tiến hành bồi thường thiệt hại cho 3M.
7. Làm thế nào để đăng ký bảo hộ nhãnh hiệu thành công với Global Link Asia Consulting?
Thấu hiểu được nhu cầu bảo vệ thương hiệu và phát triển thành công trên thị trường quốc tế, tránh các rủi ro không đáng có, Global Link Asia Consulting, với 10 năm kinh nghiệm, sẽ hô trợ Doanh nghiệp:
- Tư vấn, hỗ trợ đăng ký Trademark tại Singapore chuẩn quốc tế, nhanh chóng;
- Tư vấn, hỗ trợ đăng ký Trademark tại Mỹ chuẩn quốc tế, dễ dàng;
- Tư vấn, hỗ trợ tránh vi phạm Trademark hiệu quả, thành công.
8. Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark
Tùy thuộc vào luật Trademark từng quốc gia, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu yêu cầu Doanh nghiệp gia hạn hay không.
Ví dụ, ở Singapore, nhãn hiệu đã đăng ký được bảo hộ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Nhãn hiệu đã đăng ký tại Singapore có thể được gia hạn 10 năm một lần. Còn ở Mỹ, sau 5 năm, Doanh nghiệp sẽ cần đóng phí và điền form gia hạn sử dụng Trademark.
Copyright (Bản quyền) là một loại tài sản trí tuệ bảo vệ tác phẩm gốc của tác giả ngay khi tác giả sửa tác phẩm dưới hình thức thể hiện hữu hình. Ví dụ: Tranh vẽ, lời bài hát, âm thanh sản xuất
Trademark ( Bảo hộ nhãnh hiệu) dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như logo, cụm từ, hình ảnh, đóng gói, âm thanh.
Để biết thêm chi tiết, Doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết: So sánh Copyright và Trademark
Việc đăng ký Trademark tùy thuộc vào lựa chọn của Cá nhân/Doanh nghiệp. Nhiều công ty lựa chọn đăng ký vì các lợi ích được nêu trên, đặc biệt khi công ty có nhu cầu mở rộng phát triển ra thị trường thế giới và sự tương đồng giữa các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ là không thể tránh khỏi.
Tùy thuộc vào từng quốc gia đăng ký (Mỹ, Singapore), số lượng Trademark đăng ký, hình thức đăng ký, số lượng sản phẩm/dịch vụ đăng ký mà các công ty sẽ có sự khác nhau khi đăng ký.
Đối với các công ty lớn, thương hiệu toàn cầu, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu luôn làm mối quan tâm hàng đầu. Vì vậy, các công ty này thường đăng ký đa dạng và trọn vẹn các hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể để tránh xung đột pháp lý và xây dựng hình ảnh độc quyền.
Với phần lơi các công ty vừa và nhỏ, việc đăng ký Trademark truyền thống gồm hình, chữ hoặc tổng hợp là sự lựa chọn phù hợp về mặt chi phí và nhu cầu.
Liên hệ Global Link Asia Consulting để được tư vấn chi tiết
Vấn đề về Trademark là vấn đề rất phổ biến đối với các Merchants bên cạnh một số những vi phạm thường gặp khác.
Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, việc tuân thủ pháp luật, bảo vệ sở quyền sở hữu trí tuệ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các cổng thanh toán quốc tế như PayPal, Stripe, Braintree. Do đó bất kì một hành vi vi phạm Trademark của Merchants đều sẽ bị các chế tài rất nặng, đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và độ Trust của Merchants đối với doanh nghiệp đó.
PayPal cũng không ngoại lệ, họ có những chế tài rất nặng như sau:
- Limit ngay lập tức tất cả tài khoản PayPal bị phát hiện vi phạm Trademark.
- Tất cả tiền trong tài khoản sẽ bị giữ lại để điều tra hành vi vi phạm.
- Phạt 2,500 USD/ sản phẩm vi phạm. Tiền này sẽ trừ vào khoản tiền PayPal đã giữ của tài khoản khi limit.
Qua đây, có thể khẳng định rằng PayPal có những chế tài rất nặng đối với các Merchants vi phạm Trademark. Tất cả nhằm mục đích mang đến sự công bằng trong kinh doanh, bảo vệ người mua hàng và hơn hết là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của thế giới.
Liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting để được tư vấn các vấn đề về Trademark và những chính sách khác liên quan của PayPal.
Có 2 hình thức vi phạm traedmark phổ biến doanh nghiệp cần lưu ý là nhãn hiệu chữ và nhãn hiệu hình (phổ biến là logo).
Để kiểm tra trademark 2 hình thức này tại Mỹ, doanh nghiệp truy cập https://tmsearch.uspto.gov/search/search-information, điền vào cụm từ cần kiểm tra. Lúc này hệ thống sẽ hiện thông tin các nhãn hiệu đã đăng ký, doanh nghiệp tải xuống để đối chiếu xem sản phẩm của mình có vi phạm hay không.
Minh họa tìm kiếm chữ Nike đăng ký bảo hộ ở Mỹ
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 23 tháng 11 năm 2020. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.