Theo nghiên cứu How Users Perceive Security During the Checkout Flow (Cách người dùng nhận thức được sự bảo mật trong quá trình thanh toán) của Baymarn Institue 2023:
- 19% khách hàng từ bỏ thanh toán vì không tin tưởng trang web cung cấp thông tin thẻ tín dụng của họ;
- 18% khách hàng từ bỏ website thương mại điện tử (“TMĐT”) vì quy trình thanh toán quá phức tạp, dài dòng;
- 11% khách hàng từ bỏ website vì không thấy nhiều giải pháp thanh toán trên website.
Có thể thấy, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tối ưu trải nghiệm khách hàng là lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến phù hợp nhất cho người mua hàng và cho chính doanh nghiệp. Khách hàng mong đợi và yêu cầu trải nghiệm giao dịch thương mại điện tử liền mạch - nhanh chóng - an toàn - bảo mật nhất có thể từ người bán hàng trực tuyến.
Vì vậy, nếu Doanh nghiệp muốn nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng trực tuyến và tăng lợi nhuận của công ty lâu dài, hãy bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu các loại cổng thanh toán trực tuyến phù hợp nhất với cửa hàng trực tuyến của mình cùng Global Link Asia Consulting.
1. Tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến cho công ty thương mại điện tử?
1.1. Cổng thanh toán trực tuyến là gì?
Cổng thanh toán thương mại điện tử là hệ thống kết nối thanh toán giữa khách mua hàng trực tuyến và doanh nghiệp E-commerce, nhằm hỗ trợ chủ doanh nghiệp nhận tiền nhanh chóng ngay khi giao dịch được hoàn tất và khách hàng hoàn thành giao dịch liền mạch - nhanh chóng - an toàn - bảo mật.
Phần lớn các cổng thanh toán cho phép người mua hàng thanh toán ngay tại cửa hàng trực tuyến bằng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ/tài khoản thanh toán trực tuyến. Với mức chi phí giao dịch hợp lý cho cả người bán lẫn người mua, các cổng thanh toán trực tuyến đã trở thành giải pháp thanh toán hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với nguồn tài chính hạn chế.
1.2. Cổng thanh toán trực tuyến hoạt động như thế nào?
Quy trình giao dịch với cổng thanh toán bao gồm các giai đoạn chính sau:
- Bắt đầu thanh toán: Thanh toán của khách hàng sẽ kích hoạt cổng sau khi nhập thông tin thanh toán trên trang web của người bán.
- Mã hóa dữ liệu an toàn: Dữ liệu thanh toán nhạy cảm được mã hóa và truyền an toàn giữa các ngân hàng liên kết giữa cổng thanh toán của người bán và và ngân hàng liên kết với thẻ khách hàng
- Đánh giá kết quả: Cổng thanh toán gửi thông báo phê duyệt hoặc từ chối trở lại trang web của người bán.
- Thanh toán: Các khoản thanh toán được phê duyệt sẽ được xử lý, cho phép chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng liên quan. Cổng thu phí theo tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ cố định) và có thể cung cấp các tính năng bổ sung như phát hiện và báo cáo gian lận.
Tóm lại, các cổng thanh toán trực tuyến cho các công ty TMĐT sẽ xác thực các khoản thanh toán của khách hàng và gửi số tiền trực tiếp vào tài khoản của người bán. Các cổng thanh toán này sẽ tính phí trên mỗi giao dịch. Với khả năng tích hợp dễ dàng và chi phí thiết lập ban đầu thấp, các cổng thanh toán trực tuyến giúp dễ dàng thiết lập thanh toán trực tuyến cho các cửa hàng trực tuyến có lượng mua hàng thấp.
Trong khi đó, tài khoản người bán (Merchant Account) thường chỉ được cấp bởi các tổ chức tài chính cấp nếu chủ doanh nghiệp/người bán hàng có lịch sử cá nhân và kinh doanh thuận lợi, cũng như mô hình kinh doanh khả thi. Merchant Account cũng đi kèm với một lượng đáng kể các khoản phí cố định và các khoản tiền gửi ngân hàng. Điều này có thể gây khó khăn đối với SMEs có nguồn tài chính hạn chế.
2. Doanh nghiệp E-commerce cần cân nhắc những yếu tố nào khi lựa chọn giải pháp thanh toán?
Chi phí này sẽ bao gồm phí giao dịch, phí hàng tháng cũng như phí thiết lập. Tuy sự khác biệt về chi phí cho mỗi giao dịch giữa các cổng thanh toán khác nhau là không qúa lớn, nhưng tổng chi phí cộng lại có thể tạo nên một số tiền đáng kể, dẫn đến việc gia tăng giá mua hàng.
Là người kinh doanh trực tuyến quốc tế, Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng có thể cung cấp cho khách mua hàng các phương tiện mà họ có thể thanh toán. Hầu hết người mua sắm trên thế giới đều cảm thấy thoải mái khi có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến.
Thông thường, cổng thanh toán không nên yêu cầu khách mua hàng phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp chỉ để thanh toán cho một đơn hàng. Một số cổng thanh toán sẽ chuyển hướng khách hàng đến giao diện của ứng dụng thanh toán, và điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm mua sắm nếu khách mua hàng cảm thấy không an toàn về quy trình thanh toán, hoặc quy trình này tốn quá nhiều thời gian chờ đợi.
Một số cổng thanh toán cung cấp tính năng hữu ích như thu thập các khoản thanh toán định kỳ (recurring payment). Đây là một tính năng rất phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh gói sản phẩm/dịch vụ định kỳ theo tháng, quý, v.v. (subscription).
Thay vì phải nhập thủ công các khoản thanh toán định kỳ hàng tháng, chủ doanh nghiệp/người bán hàng trực tuyến có thể cài đặt tính năng thanh toán định kỳ (recurring payment). Lúc này, thông tin thanh toán có thể được lưu trữ an toàn và các giao dịch thanh toán có thể thực hiện tự động.
3. Một số cổng thanh toán trực tuyến công ty kinh doanh trực tuyến/E-commerce
3.1. PayPal
PayPal là một cổng thanh toán toàn cầu nổi tiếng và được hỗ trợ tích hợp bởi các nền tảng thương mại điện tử như Shopify và WooCommerce. Đồng thời, PayPal chấp nhận giao dịch thanh toán bằng nhiều loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, cùng với tính năng bảo vệ người bán, giám sát gian lận 24/7, v.v. Vì vậy, PayPal là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn mở rộng phạm vi kinh doanh ra thị trường quốc tế nhờ vào khả năng hỗ trợ thanh toán với 25 loại tiền tệ và có sẵn ở hơn 200 quốc gia.
Doanh nghiệp E-commerce có thể lựa chọn các dịch vụ nâng cao khác nhau do PayPal cung cấp (PayPal Advanced, PayPal Standard, PayPal Pro, v.v.). Điểm chung của các dịch vụ này là đều yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến phải có tài khoản PayPal Business và tài khoản này phải trải qua quá trình thẩm định của PayPal. Sự khác biệt giữa các loại dịch vụ nâng cao này nằm ở trải nghiệm thanh toán của khách hàng. Tùy vào khả năng tài chính của doanh nghiệp E-commerce và trải nghiệm thanh toán của khách mua hàng mà Quý doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn loại dịch vụ phù hợp.
Được xem là cổng thanh toán với hệ thống bảo mật nghiêm ngặt, nhiều chủ doanh nghiệp cũng không tránh khỏi những trường hợp bị khóa tài khoản PayPal không rõ nguyên nhân. Lúc này, chủ doanh nghiệp nên tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm giải quyết các vi phạm PayPal và làm việc trực tiếp với PayPal - như Global Link Asia Consulting.
3.2. Stripe
Ra mắt chính thức tại Singapore năm 2016, Stripe được biết đến là cổng thanh toán trực tuyến đáng tin cậy và có tính linh hoạt cao. Vì vậy mà cổng thanh toán này được tin dùng bởi những doanh nghiệp lớn như Grab, Deliveroo (công ty giao đồ ăn trực tuyến từ Anh), Kickstarter, v.v. đến những công ty E-commerce vừa và nhỏ như Grain, Hipvan, v.v. Một số tính năng nổi bật của Stripe gồm:
- Cung cấp cả tùy chọn thanh toán một lần và thanh toán định kỳ
- Cho phép tùy chỉnh việc quản lý thanh toán bảo mật
- Cung cấp cho người bán hàng trực tuyến nhiều quyền kiểm soát hơn
- Hỗ trợ tất cả các loại thẻ tín dụng quan trọng (tương tự như PayPal)
- Dễ tích hợp vào website/app nhờ vào hệ thống API mạnh mẽ
- Hỗ trợ các mô hình thanh toán phức tạp hơn tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Stripe yêu cầu chủ tài khoản phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định hoặc cần phải thuê một developer để cài đặt các tùy chỉnh kỹ thuật với API thanh toán của Stripe. Tuy nhiên, nếu sử dụng Stripe với các nền tảng của bên thứ ba như Shopify và WooCommerce, người bán hàng trực tuyến có thể bỏ qua các tiêu chí kế trên vì hầu hết các nền tảng này đã được tích hợp sẵn hỗ trợ Stripe.
3.3. Braintree
Là một phần của gia đình PayPal, vì vậy Braintree là giải pháp thanh toán tương đương PayPal vì các tính năng, cách tích hợp, v.v đều khá giống PayPal. Braintree cung cấp trải nghiệm thanh toán được hiện đại hóa và tối ưu hóa để thúc đẩy chuyển đổi cao hơn. Một số tính năng nổi bật của Braintree bao gồm:
- Cung cấp cả tùy chọn thanh toán một lần và thanh toán định kỳ, không tính thêm chi phí so với phí tiêu chuẩn
- Cho phép người bán hàng tùy chỉnh giao diện trang thanh toán theo mong muốn
- Hỗ trợ tất cả các loại thẻ tín dụng quan trọng (tương tự như PayPal)
- Cung cấp tính năng quản lý giao dịch không thành công
- Hỗ trợ thông báo cho đến khách mua hàng bằng các email tùy chỉnh.
4. Đâu là lựa chọn tốt nhất cho công ty kinh doanh trực tuyến/E-commerce?
Lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến phụ thuộc vào bản chất của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây không phải là quyết định dễ dàng vì không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về các cổng thanh toán và điểm khác biệt giữa các cổng thanh toán này. Lúc này, tìm đến sự hỗ trợ kiến thức chuyên môn từ những người có kinh nghiệm về thanh toán quốc tế là hướng giải quyết hợp lý hơn bao giờ hết.
Hiểu được nhu cầu đó, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ:
- Tư vấn các phương án giao dịch, chuyển nhận tiền với đối tác và khách hàng quốc tế, tối ưu hóa dòng tiền kinh doanh.
- Hỗ trợ đăng ký, quản lý và duy trì tài khoản VIP tại các cổng thanh toán quốc tế với thời gian nhanh và mức phí ưu đãi hơn. Tư vấn tuân thủ Thỏa thuận Người dùng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
- Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business mới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn.
- Tư vấn chiến lược về quá trình chạy tăng Volume với PayPal, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v.
5. Câu hỏi thường gặp về cổng thanh toán cho các công ty E-commerce
Các phương thức thanh toán phổ biến nhất cho các cửa hàng thương mại điện tử là thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán tiền mặt khi giao hàng (COD), thanh toán trả sau.
Doanh nghiệp hãy tìm hiểu ngay bài viết 5 hiểu lầm về Stripe/PayPal Trust và cách tăng niềm tin khách hàng hiệu quả để thấy làm thế nào Doanh nghiệp có thể lấy được niềm tin của thêm 20% khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Các cổng thanh toán quốc tế tốt nhất bao gồm PayPal, Stripe. Đây là lựa chọn hàng đầu cho mọi Doanh nghiệp, vì mức độ bảo mật cao, độ uy tín quốc tế và là phương pháp thanh toán yêu thích của đa số khách hàng.
Hầu hết các nền tảng trang web phổ biến như Shopify, Wix, Square và WooCommerce đều có hỗ trợ tích hợp dễ dàng với cổng thanh toán. Doah nghiệp có thể nhờ các chuyên viên hỗ trợ trên các nền tảng này để được trợ giúp nhanh chóng hoặc thêm chuyên gia kỹ thuật để công việc tích hợp được dễ dàng, hiêu quả, thay vì phải đi mò mẫm thông tin trên Google.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 30 tháng 11 năm 2020. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.