PayPal hay Stripe? Hai cổng thanh toán này có gì giống và khác nhau? Cổng nào có thể chạy bền vững được? Cổng nào sẽ phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình? Tại sao lại như vậy? Nếu bạn đang bán dịch vụ hoặc sản phẩm cho nhiều khách hàng quốc tế, đây chắc chắn là những câu hỏi hóc búa bạn đã gặp phải. Trong bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ so sánh PayPal và Stripe, cũng như chia sẻ chuyên sâu cách chọn lựa cổng thanh toán phù hợp cho doanh nghiệp. Vào tháng 9/2020, thị phần của PayPal và Stripe trong thị trường thanh toán điện tử lần lượt là 55.17% và 17.79%. Với thị phần vượt trội như vậy, có thể nói đây là hai “ông lớn” top đầu trong các cổng thanh toán (payment gateway) quốc tế. Làm thế nào để có thể lựa chọn được phương án tối ưu cho Store của mình? Hãy cùng Global Link Asia Consulting phân tích và đánh giá hai cổng thanh toán này. Nội dung chính 1. Điểm tương đồng giữa PayPal và Stripe 2. Điểm khác biệt giữa PayPal và Stripe 2.1. Những điểm khác biệt về tính năng 2.2. Những điểm khác biệt về mức phí 1. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA PAYPAL VÀ STRIPE Cả Stripe (thành lập năm 2011) và PayPal (thành lập năm 1998) đều là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, là bên trung gian uy tín được các mạng lưới thẻ tín dụng và tổ chức tài chính quốc tế ủy quyền xử lý giao dịch cho người bán hàng (Merchant). Những điểm tương đồng chính của 2 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán này là: PayPal Stripe Phí giao dịch cố định và có thể ước lượng được Chấp nhận thanh toán trực tuyến Cung cấp các tính năng bổ sung như lập hóa đơn và thanh toán định kỳ, v.v. Hỗ trợ việc tuân thủ PCI - Payment Card Industry (hệ thống các tiêu chuẩn bảo mật được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả các công ty chấp nhận, xử lý, lưu trữ hoặc truyền thông tin thẻ tín dụng đều duy trì một môi trường an toàn) cho Merchants. Không yêu cầu ký hợp đồng dài hạn mà thay vào đó, Merchants có thể đăng kí sử dụng tài khoản vào bất kỳ thời điểm nào và hủy bất kỳ lúc nào mà không phải trả phí chấm dứt sớm. Hỗ trợ khách hàng thông qua trung tâm trợ giúp (Help Center) và hướng dẫn sử dụng trên website. Có thể xử lý thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ (debit/credit) Dễ sử dụng và tích hợp Một trong những điểm tương đồng nổi bật là phí giao dịch. Cả PayPal và Stripe đều tính phí khoảng 3,4% + 0,50 Singapore dollar cho mỗi giao dịch trực tuyến. Mức phí này có thể thấp hơn với những Merchant chạy Volume lớn, đã làm Thẩm định PayPal để nâng cấp thành PayPal Business VIP. 2. ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA PAYPAL VÀ STRIPE Nếu PayPal khẳng định thương hiệu bằng dịch vụ thân thiện với người dùng thì Stripe lại cung cấp nhiều tính năng tốt cho các developer. Vậy Stripe và PayPal có gì khác nhau? 2.1. Những điểm khác biệt về tính năng: PayPal Stripe Lưu trữ và di chuyển dữ liệu khách hàng Khách hàng không bị điều hướng khỏi website của Store khi thanh toán (Lưu ý: PayPal Pro cho phép điều này) Dễ dàng đăng ký và thiết lập tài khoản Tích hợp với một số hệ thống POS nếu muốn bán hàng trực tiếp Lập hóa đơn miễn phí trực tuyến Đầu đọc thẻ miễn phí Tính năng wallet (ví) để giữ tiền, áp mức Hold, Reserve, v.v. với Merchants Với lợi thế tham gia vào thị trường trước Stripe 13 năm, PayPal có nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn Stripe. Stripe lại rất tập trung và phát triển các tools và APIs cho developers. Nhìn chung, sản phẩm cổng thanh toán của Stripe tương đương với Braintree, là một công ty trực thuộc PayPal, hơn là với PayPal. Tính năng Wallet (hiểu là Ví giữ tiền) là đặc điểm khác nhau nổi trội nhất của hai nhà cung cấp dịch vụ này. Với tính năng Wallet này, PayPal có thể chấp nhận các Merchant có độ rủi ro cao như Merchant chạy Dropshipping, bán phần mềm, v.v. Những Merchant có độ rủi ro cao thường bị Stripe đóng hoặc limit tài khoản rất nhanh vì Stripe không (thể) hỗ trợ những loại hình kinh doanh này. Cần lưu ý là không phải khách hàng nước nào cũng có thể sử dụng toàn bộ dịch vụ của PayPal và Stripe. Ví dụ, dịch vụ PayPal Pro chỉ dành cho tài khoản PayPal Business một số nước châu Á như Singapore, Hồng Kông. Hoặc Stripe cũng không hỗ trợ các công ty Việt Nam (ở châu Á chỉ có các nước Nhật, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Ấn Độ). 2.2. Những khác biệt về mức phí: PayPal Stripe Phí bồi hoàn (Chargeback fees) $20 $15 Mức độ phủ sóng trên các quốc gia (Countries Availability) 200+ 45+ Thời gian để tiền về đến tài khoản (Access to Funds Time) Ngay lập tức 7 ngày (trung bình) Tuy mỗi giải pháp thanh toán đều có lợi ích và bất lợi khác nhau, PayPal và Stripe vẫn đang dẫn đầu trong ngành thanh toán điện tử khi được nhiều website bán hàng tin dùng. Tại Singapore - quốc gia có tốc độ phát triển thanh toán điện tử nhanh nhất Đông Nam Á, PayPal và Stripe vẫn đang khẳng định vị trí đứng đầu với 47.73% thị phần đang thuộc về PayPal và 34.97% thuộc về Stripe. Quan trọng hơn cả, dù lựa chọn giải pháp nào, việc sở hữu pháp nhân tại Singapore là yêu cầu tiên quyết. Nếu quý doanh nghiệp còn đang băn khoăn với việc: Chọn cổng thanh toán phù hợp cho Store - Stripe hay PayPal hay cổng khác? Bất ngờ trước những lần tài khoản PayPal hay Stripe bị đóng hay limit đột ngột Làm thế nào để chạy trăm ngàn đô/ tháng mà không bị Stripe, PayPal cắt đột ngột? Những khúc mắc trên hoàn toàn có thể được giải quyết với một đội ngũ tư vấn kinh nghiệm, chuyên môn cao, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để cùng làm việc trực tiếp với PayPal, Stripe. Hiểu được nhu cầu chạy cổng thanh toán ổn định, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ: Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business mới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn. Tư vấn chiến lược về quá trình mở PayPal, chạy tăng Volume, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v. Hỗ trợ quản lý và duy trì tài khoản PayPal Busines, tài khoản VIP, hướng dẫn giải quyết tranh chấp, hướng dẫn tối ưu hóa cách chuyển tiền quốc tế, v.v. Công ty tư vấn Global Links Asia Consulting sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói, từ đăng ký thành lập công ty ở nước ngoài (đặc biệt là Singapore), hướng dẫn mở tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp tại ngân hàng Singapore, tư vấn thuế, kế toán doanh nghiệp, đến hỗ trợ dùng phần mềm kế toán quốc tế QuickBooks, chữ ký điện tử, đăng ký tên miền quốc tế, dùng số phone transfer quốc tế tại Singapore, Mỹ, EU, v.v. để chăm sóc khách hàng, và còn nhiều dịch vụ linh hoạt khác. Các gói dịch vụ của Global Link Asia Consulting giúp Merchant hoạt động ổn định, tập trung vào việc kinh doanh, tăng doanh số (nếu Merchant không vi phạm những chính sách của PayPal). Global Link Asia Consulting tự hào là Đối tác làm việc trực tiếp với PayPal, Payoneer Việt Nam, Payoneer Singapore, các ngân hàng quốc tế, và nhiều đối tác khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và đã hỗ trợ rất nhiều công ty, từ startup nhỏ đến các tập đoàn Top 500 Việt Nam, Global Link Asia Consulting tự tin mang đến những dịch vụ và tư vấn chuyên nghiệp nhất cho mọi khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ: Hotline: (+84) 0938 531 588 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte.Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website www.globallinkconsulting.sg/vi/ lần đầu vào ngày 05 tháng 10 năm 2020. Bản quyền thuộc Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản từ phía Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.