PayPal Reserve hay ký quỹ là gì? Rolling Reserve, Minimum Reserve, Jumpstart Reserve nghĩa là gì? Các số phần trăm hay số ngày trên Reserve nghĩa là gì? PayPal xem xét và đánh giá Reserve như thế nào? Làm thế nào để có số Reserve tốt hơn? Đó là những câu hỏi mà nhiều Merchant sẽ gặp phải trong quá trình sử dụng PayPal. Trong bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ tổng hợp các câu hỏi thường gặp nhất và giải thích rõ các vấn đề thường gặp để giúp Merchant hiểu rõ hơn về cách làm việc với PayPal. = Nội dung chính 1. PayPal Reserve là gì? Có những loại Reserve nào? 2. Tại sao PayPal lại có các khoản Reserve này? 3. Tài khoản PayPal Business sẽ có những loại Reserve nào? 4. PayPal xác định tài khoản Reserve như thế nào? 5. Các câu hỏi thường gặp về khoản Reserve của PayPal. 1. PAYPAL RESERVE LÀ GÌ? CÓ NHỮNG LOẠI RESERVE NÀO? Reserve (khoản ký quỹ, khoản dự trữ) là một khoản tiền được giữ trong tài khoản PayPal của Merchant (người bán hàng) để bảo đảm cho các rủi ro tài chính tiềm ẩn, ví dụ như các đảo ngược thanh toán (payment reversals) từ việc hoàn tiền, tranh chấp, v.v. PayPal sử dụng ba loại Reserve như sau: Các loại PayPal Reserve Định nghĩa Ví dụ Jumpstart Reserve (Ký quỹ tức thì) Jumpstart Reserve là khoản tiền PayPal sẽ giữ tiền từ số dư khả dụng của Merchant ngay lập tức. Ví dụ: Nếu PayPal quyết định giữ một khoản Jumpstart Reserve là 10,000 USD và Merchant có 20,000 USD trong số dư tài khoản PayPal của mình, PayPal sẽ chuyển ngay 10,000 USD để ký quỹ. Minimum Reserve (Ký quỹ tối thiểu) Minimum Reserve là số tiền tối thiểu mà PayPal giữ trong số dư ký quỹ của Merchant. PayPal có thể lấy phần trăm số tiền giao dịch cho đến khi khoản đó đạt đến mức tối thiểu, hoặc lấy một lần. Ví dụ: 5% khối lượng giao dịch hàng ngày của Merchant được giữ cho đến khi đạt đến mức reserve 5,000 USD hoặc 5,000 USD này sẽ được đưa từ available balance (số dư khả dụng) qua reserve balance trong một lần. Rolling Reserve (Ký quỹ cuốn chiếu) Rolling Reserve là khoản tiền mà PayPal giữ trên từng giao dịch với tỉ lệ phần trăm cố định. Khoản tiền này sẽ được trả cho Merchant theo lịch trình ứng với khoảng thời gian đã định sẵn. Đây là loại ký quỹ phổ biết nhất. Ví dụ: nếu khoản Rolling Reserve của Merchant được đặt ở mức 10% và được giữ trong thời gian luân phiên 90 ngày nghĩa là PayPal sẽ giữ 10% số tiền của mỗi giao dịch trong reserve balance và sẽ trả khoản tiền này về available balance sau 90 ngày từ khi bắt đầu giữ. Hay hiểu đơn giản là khoản tiền sẽ được ký quỹ cuốn chiếu trong 90 ngày. Ngoài ra, PayPal cũng có thể sử dụng kết hợp các loại ký quỹ trên. Một số trường hợp nếu Merchant có limit khối lượng giao dịch theo tháng thì các khoản thu vượt khối lượng giao dịch PayPal cho phép cũng sẽ được đưa vào Reserve. 2. TẠI SAO PAYPAL LẠI CÓ CÁC KHOẢN RESERVE NÀY? Mục đích của các khoản Reserve này là để ngăn chặn các tổn thất có thể xảy ra từ việc đảo ngược thanh toán do các khoản yêu cầu bồi hoàn (refund, chargeback) và khiếu nại (dispute) từ những người mua hàng của Merchant. Thông thường, kể cả khi Merchant có một khoản Reserve trong tài khoản của mình, nếu gặp phải yêu cầu bồi hoàn hoặc tranh chấp và Merchant bị xử thua, PayPal sẽ khấu trừ số tiền đó từ số dư khả dụng của Merchant chứ không phải từ Reserve. Tuy nhiên, nếu người bán ngừng kinh doanh hoặc ngừng xử lý các khoản thanh toán qua PayPal hoặc số dư khả dụng về 0 USD, PayPal sẽ sử dụng các khoản Reserve để thực hiện việc đảo ngược thanh toán. Lưu ý: Nhìn chung, các khoản Reserve này có vai trò như các khoản “tiền cọc” giúp PayPal bảo vệ người mua hàng khi tài khoản của Merchant có vấn đề. Và thông thường, hoạt động kinh doanh càng rủi ro thì khoản tiền cọc này càng lớn. Các khoản Reserve sẽ giúp tài khoản PayPal hoạt động ổn định hơn. Những doanh nghiệp có kế hoạch chạy Volume lớn trên PayPal có thể chủ động làm Thẩm định PayPal để được đặt Reserve, tăng độ ổn định của tài khoản, hoặc để đăng ký dịch vụ PayPal Pro cho tài khoản PayPal Business VIP. Liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting để được thông tin chi tiết. 3. TÀI KHOẢN PAYPAL BUSINESS SẼ CÓ NHỮNG LOẠI RESERVE NÀO? Merchant có thể xem chi tiết về các khoản ký quỹ trên tài khoản của mình khi đăng nhập vào tài khoản PayPal Business và xem số dư On Hold (tạm giữ). Từ đó, Merchant sẽ biết được bao nhiêu tiền đang được ký quỹ và thời điểm PayPal dự định trả tiền ký quỹ cho Merchant là khi nào. 4. PAYPAL XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN RESERVE NHƯ THẾ NÀO? Mức Reserve được áp vào tài khoản của Merchant thường tùy thuộc vào: Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của Merchant có rủi ro như thế nào? Lịch sử xử lý giao dịch của Merchant với PayPal như thế nào? Lịch sử tín dụng cá nhân/doanh nghiệp của Merchant như thế nào? Lượng yêu cầu bồi hoàn/hoàn tiền (chargeback/refund requests) của Merchant có khả năng tăng lên hay không? Liệu Merchant có nhận được nhiều khiếu nại/tranh chấp từ khách hàng hay không? Liệu Merchant đang bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho đặt trước (đơn đặt hàng trước)? Khung thời gian giao hàng của Merchant có dài hay không? Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm User Agreement của PayPal hoặc liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting để được tư vấn thêm về độ rủi ro của business mình dưới góc nhìn của các cổng thanh toán như PayPal. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn cổng thanh toán phù hợp nhất và tối ưu hóa dòng tiền quốc tế của mình. 5. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ KHOẢN RESERVE CỦA PAYPAL 5.1 Khi nào Merchant sẽ nhận được tiền của mình? Điều này phụ thuộc vào loại Reserve mà Merchant có. Ngay khi được áp Reserve, Merchant sẽ nhận được thông báo nêu rõ các điều khoản của khoản Reserve. Nếu Merchant có khoản Reserve luân phiên (Rolling Reserve), PayPal sẽ trả tiền cho Merchant sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu Merchant có các khoản ký quỹ cố định (Minimum và Jumpstart Reserve), Merchant chỉ nhận được khoản ký quỹ này khi không sử dụng tài khoản PayPal nữa và đóng tài khoản. Khoản này cũng sẽ được xem xét lại sau 180 ngày trên các cải thiện và quyết định tăng, giảm hay loại bỏ trên tài khoản. 5.2 Khi nào PayPal sẽ đánh giá các khoản Reserve? PayPal sẽ định kỳ xem xét tài khoản của Merchant sau mỗi 180 ngày. Dựa trên những kết quả vận hành Store của Merchant trong thời gian qua, PayPal có thể điều chỉnh các khoản Reserve. Các tiêu chí xem xét quan trọng nhất là hiệu quả kinh doanh, số lượng khiếu nại/tranh chấp, số yêu cầu bồi hoàn tiền, quản lý delivery v.v. Các vi phạm Merchant thường mắc phải cũng có thể làm ảnh hưởng đến mức Reserve. 5.3 Làm thế nào để tránh có một khoản Reserve trong tài khoản của Merchant? Reserve có thể là khoản tiền cần thiết trong suốt thời gian Merchant sử dụng PayPal. Tùy thuộc vào quá trình kinh doanh và lịch sử giao dịch, Merchant có thể sẽ không xóa được khoản Reserve khỏi tài khoản PayPal của mình. Tuy nhiên, Merchant có thể cải thiện các mức Reserve được áp lên tài khoản của mình bằng cách thực hiện những điều dưới đây: Giao hàng nhanh chóng và cung cấp cho người mua hàng thông tin theo dõi hợp lệ thông qua PayPal. Nhờ đó, người mua hàng có thể theo dõi các giao dịch mua hàng của mình và biết khi nào hàng sẽ được giao tới nơi. Liên lạc sớm và thường xuyên với người mua hàng và cho họ biết về mọi thay đổi, delay, hủy hàng, hoặc thông tin quan trọng khác. Theo dõi tỷ lệ khiếu nại của người mua thường xuyên và cố gắng giữ tỷ lệ khiếu nại (claims) dưới 1% doanh số bán hàng. Tránh kéo dài thời gian hoàn tiền (refund). Điều này có thể dẫn đến việc khách hàng khiếu nại về dịch vụ của Merchant. Lưu ý: nhiều Merchant có thể chưa hiểu đúng về cách tính tỷ lệ refund, chargeback, và dispute. Từ đó chủ quan cho rằng các tỷ lệ này của Store mình đang rất thấp. Hãy liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting để kiểm tra tỷ lệ chargeback, refund của mình. 5.4. Merchant đã có tài khoản trong nhiều năm, tại sao tài khoản của Merchant bây giờ mới được xem xét? Nếu doanh thu tài khoản của Merchant có tăng trưởng, việc PayPal xem xét tài khoản định kỳ chỉ là vấn đề thời gian. Hoặc, những thay đổi trong tài khoản của Merchant có thể đã tạo ra điều này. PayPal có thể thấy sự gia tăng đột ngột về khối lượng bán hàng, giá bán hoặc số lượng người mua có tranh chấp, khiếu nại, yêu cầu bồi hoàn hoặc tỷ lệ hoàn tiền (chargeback/ refund requests), v.v. Những điều này góp phần làm PayPal quyết định xem xét cài đặt khoản Reserve vào tài khoản của Merchant. 5.5. Tại sao Merchant cần gửi cho PayPal thông tin về việc kinh doanh hoặc tình hình tài chính của mình? Những thông tin này giúp PayPal xác minh liệu Merchant có khả năng kinh doanh và giao dịch đúng với những gì khách hàng đã đặt hay không. Những thông tin này cũng tương tự như thông tin mà PayPal cần cho trường hợp xác minh tài khoản vướng limit. 5.6. Khoảng thời gian tối đa PayPal có thể giữ tiền của Merchant cho khoản Reserve là bao lâu? Khoảng thời gian tối đa PayPal có thể giữ tiền của Merchant phụ thuộc vào từng loại khoản Reserve: Khoản ký quỹ cuốn chiếu: giữ trong thời gian PayPal đã quy định cho từng tài khoản. Khoản ký quỹ cố định (bao gồm ký quỹ tối thiểu và ký quỹ tức thì): giữ trong suốt thời gian tài khoản hoạt động. 5.7. Nếu đóng tài khoản, Merchant sẽ mất bao lâu để lấy lại số tiền được giữ trong khoản Reserve? Thông thường, Merchant sẽ nhận được tiền sau 180 ngày kể từ khi đóng tài khoản. Trong một số trường hợp, có thể lâu hơn 180 ngày. 5.8. PayPal có sử dụng số tiền đang giữ nếu Merchant nhận được yêu cầu bồi hoàn không? Không. PayPal sẽ chỉ sử dụng tiền từ số dư khả dụng của Merchant để xử lý các yêu cầu bồi hoàn mà Merchant nhận được. 5.9. Merchant chưa bao giờ nhận phải khiếu nại hoặc yêu cầu bồi hoàn, tại sao Paypal lại giữ tiền của Merchant trong trường hợp những điều này xảy ra? Khiếu nại và yêu cầu bồi hoàn (claims/refund requests) chỉ là một trong những yếu tố PayPal xem xét khi cài đặt khoản Reserve, nghĩa là còn có nhiều yếu tố khác sẽ được xem xét trong quá trình này. Nhìn chung, PayPal Reserve hay khoản tiền ký quỹ trong tài khoản của Merchant giúp PayPal xử lý các rủi ro tài chính tiềm ẩn. Tuy các khoản “tiền cọc” này làm giảm số dư khả dụng cho doanh nghiệp, tính năng này giúp PayPal có thể hỗ trợ được các business có tính rủi ro cao như Dropshipping hay các công ty bán các sản phẩm phần mềm, hosting, v.v. mà nhiều cổng thanh toán khác từ chối hỗ trợ. Để hiểu thêm về độ rủi ro của doanh nghiệp mình từ góc nhìn của các cổng thanh toán, cũng như để biết cách tối ưu hóa dòng tiền khi bán hàng và thanh toán quốc tế, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn nhiều kinh nghiệm của Global Link Asia Consulting. Hiểu được nhu cầu chạy cổng thanh toán ổn định, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ: Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business mới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn. Tư vấn chiến lược về quá trình mở PayPal, chạy tăng Volume, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v. Hỗ trợ quản lý và duy trì tài khoản PayPal Busines, tài khoản VIP, hướng dẫn giải quyết tranh chấp, hướng dẫn tối ưu hóa cách chuyển tiền quốc tế, v.v. Công ty tư vấn Global Links Asia Consulting sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói, từ đăng ký thành lập công ty ở nước ngoài (đặc biệt là Singapore), hướng dẫn mở tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp tại ngân hàng Singapore, tư vấn thuế, kế toán doanh nghiệp, đến hỗ trợ dùng phần mềm kế toán quốc tế QuickBooks, chữ ký điện tử, đăng ký tên miền quốc tế, dùng số phone transfer quốc tế tại Singapore, Mỹ, EU, v.v. để chăm sóc khách hàng, và còn nhiều dịch vụ linh hoạt khác. Các gói dịch vụ của Global Link Asia Consulting giúp Merchant hoạt động ổn định, tập trung vào việc kinh doanh, tăng doanh số (nếu Merchant không vi phạm những chính sách của PayPal). Global Link Asia Consulting tự hào là Đối tác làm việc trực tiếp với PayPal, Payoneer Việt Nam, Payoneer Singapore, các ngân hàng quốc tế, và nhiều đối tác khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và đã hỗ trợ rất nhiều công ty, từ startup nhỏ đến các tập đoàn Top 500 Việt Nam, Global Link Asia Consulting tự tin mang đến những dịch vụ và tư vấn chuyên nghiệp nhất cho mọi khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ: Hotline: (+84) 0938 531 588 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website www.globallinkconsulting.sg/vi/ lần đầu vào ngày 27 tháng 11 năm 2020. Bản quyền thuộc Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản từ phía Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.