Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi quyết định thành lập một doanh nghiệp tại Mỹ là phải quyết định loại hình công ty phù hợp. Để lựa chọn được một loại hình/cấu trúc phù hợp cho doanh nghiệp cũng như tránh đưa ra một quyết định sai lầm, điều quan trọng và cần thiết là các cá nhân, công ty có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình này, đối chiếu và so sánh nó với các mục tiêu kinh doanh. Bài viết này của Global Link Asia Consulting nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan các loại hình công ty mà cá nhân, doanh nghiệp có thể thành lập tại Mỹ. Nội dung chính 1. Tổng quan về các loại hình kinh doanh tại Mỹ 1.1 Công ty tư nhân 1.2 Công ty hợp danh 1.3 Công ty hợp danh hữu hạn 1.4 Công ty cổ phần 1.5 Công ty cổ phần S-Corporations 1.6 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2. Nên lựa chọn loại hình công ty nào? 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY TẠI MỸ Tùy vào từng loại hình công ty tại Mỹ mà có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Sau đây sẽ là một số thông tin cơ bản về các loại hình công ty cũng như những mặt lợi ích và hạn chế của chúng. Để từ đó, doanh nghiệp có thể có những lựa chọn tốt nhất trong việc xác định cơ cấu tổ chức khi thành lập công ty tại Mỹ. 1.1 Công ty tư nhân Trong tất cả các loại hình công ty khi thành lập công ty tại Mỹ, doanh nghiệp tư nhân là loại hình tổ chức kinh doanh đơn giản nhất. Người đứng đầu là một trong những chủ sở hữu và điều hành của cơ sở. Loại hình này được quản lý bởi một người và thích hợp với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau - từ nhà hàng đến cửa hàng bán lẻ. ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Dễ thành lập Không yêu cầu một số vốn nhất định nào để hoạt động kinh doanh Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty. 1.2 Công ty hợp danh Loại hình này có hai chủ sở hữu trở lên. Những người tham gia partnership cùng chịu trách nhiệm cá nhân (trách nhiệm vô hạn/unlimited liability) đối với tất cả nợ nần của doanh nghiệp. ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Dễ thành lập Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty, nói một cách khác, tài sản riêng của mỗi thành viên có thể bị chủ nợ (của doanh nghiệp) sai áp khi doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. 1.3 Công ty hợp danh hữu hạn Các đối tác của loại hình công ty hợp danh hữu hạn tại Mỹ được chia làm 2 loại:• Thành viên hợp danh (General Partners) sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân (trách nhiệm vô hạn/unlimited liability) cho các khoản nợ của công ty. • Thành viên góp vốn (Limited partners) là các cổ đông góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn và đóng vai trò như là một nhà đầu tư. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, không có bất kì kiểm soát nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đầu tư bất động sản thường được thành lập theo loại hình công ty hợp danh hữu hạn này. ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Có thể dễ dàng kêu gọi đầu tư vì thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn Thành viên hợp danh sẽ nhận được số tiền họ cần để hoạt động nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát và quyết định trong hoạt động kinh doanh Thành viên góp vốn có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (không buộc giải thể công ty khi không có nhà đầu tư) Thành viên hợp danh hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các trách nhiệm pháp lý liên quan đến doanh nghiệp Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập công ty hợp danh 1.4 Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với chủ doanh nghiệp.Với loại hình công ty này, có rất nhiều quy định về thuế mà công ty phải tuân thủ. Quy trình thành lập, chi phí thành lập là khác nhau cho mỗi tiểu bang. ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Trong một số trường hợp, phúc lợi có thể được khấu trừ vào chi phí kinh doanh Mức thuế sẽ thấp hơn so với các loại hình ở trên Chi phí thành lập cao hơn so với thành lập doanh nghiệp tư nhân và partnerships Thủ tục giấy tờ pháp lý phức tạp phải được trình bày với tiểu bang – nơi doanh nghiệp thành lập Các doanh nghiệp là một thực thể riêng biệt nên vẫn phải nộp thuế 1.5 Công ty cổ phần S-Corporations Để tránh một số hạn chế liên quan đến việc điều hành một công ty cổ phần thông thường, chủ doanh nghiệp có thể chọn lựa loại hình S-Corporation. Với loại hình công ty này, lợi nhuận hoặc lỗ của công ty sẽ ảnh hưởng đến cổ tức các cổ đông. ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân và không đóng thuế nhu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân Như các công ty cổ phần thông thường khác, công ty S-Corporation có chi phí cao hơn so với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân lẫn công ty hợp danh Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân của chủ doanh nghiệp 1.6 Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn ("TNHH") là một loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và doanh nghiệp hợp danh. Với loại hình này, doanh nghiệp có thể tránh được việc nộp thuế 2 lần. ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Lời và lỗ không nhất thiết phải được phân bổ theo tỷ lệ sở hữu Công ty TNHH có thể chọn cách nộp thuế như công ty cổ phần hoặc là partnership Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập partnership và doanh nghiệp tư nhân 2. NÊN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY NÀO? Việc cung cấp một số thông tin cơ bản cũng như ưu và nhược điểm của các loại hình công ty tại Mỹ đã giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Đối với 6 loại hình công ty tại Mỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc 3 loại hình chính nổi bật trong việc thành lập công ty tại Mỹ sau đây: Công ty cổ phần (Corporation hay còn gọi là Regualr Corporation) Công ty cổ phần nhỏ (Small corporation) Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company) Do đó nếu như doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ mà chưa nắm rõ thủ tục, gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh hồ sơ thì để tránh tốn phí và mất thời gian, việc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia là giải pháp hiệu quả nhất. Công ty dịch vụ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp tại tiểu bang mà doanh nghiệp muốn thành lập công ty và hướng dẫn thủ tục, lập và nộp hồ sơ. Global Link Asia Consulting – chuyên tư vấn thành lập công ty tại nước ngoài, đặc biệt là thành lập công ty tại Mỹ sẽ giúp doanh nghiệp một cách tận tình trong vấn đề này. Để hiểu rõ hơn về quy trình thành lập công ty tại Mỹ, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo các bài viết dưới đây: Quy trình thành lập công ty tại Mỹ Những lưu ý khi thành lập công ty tại Mỹ Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ Để được tư vấn trực tiếp về thành lập công ty tại Mỹ, vui lòng liên hệ:Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Hotline: (+84) 0938 531 588