Bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi đăng kí thành lập công ty tại Úc là quyết định mô hình tổ chức kinh doanh phù hợp. Việc lựa chọn này sẽ phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng phát triển của công ty…Để chọn được một mô hình kinh doanh phù hợp, các cá nhân, công ty có nhu cầu thành lập công ty tại Úc cần phải cân nhắc ưu, nhược điểm của từng loại hình, đối chiếu và so sánh với các mục tiêu kinh doanh. Bài viết sau Global Link Asia Consulting sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các mô hình tổ chức kinh doanh khác nhau mà các cá nhân, doanh nghiệp có thể thành lập tại Úc. Mô hình tổ chức kinh doanh có thể thay đổi nếu tình hình kinh doanh phát triển hoặc các yếu tố khác ảnh hưởng. Mô hình kinh doanh sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định Nghĩa vụ về thuế Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp Trách nhiệm của cá nhân Bảo vệ tài sản Chi phí thực hiện và các giấy tờ cần thiết Có nhiều mô hình kinh doanh tại Úc, bao gồm:Doanh nghiệp tư nhân - do một cá nhân làm chủ và cũng đồng thời là người quản lý – điều hành cơ sở kinh doanh.Công ty hợp danh - nhiều cá nhân hoặc thực thể cùng điều hành doanh nghiệp.Công ty cổ phần - một thực thể pháp lý riêng biệt với các chủ sở hữu.Công ty tín thác - mô hình công ty quản lý tài sản, vốn đầu tư, nhằm đem lại nguồn thu nhập thường xuyên ổn định cho nhà đầu tư.Liên doanh - tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của các cổ đông và phải có ít nhất năm cổ đông.Hiệp hội có đăng ký thành lập - là hiệp hội có danh nghĩa pháp lý riêng, thường được thành lập để phục vụ các hoạt động giải trí, văn hóa, từ thiện. Trong đó, bốn mô hình được sử dụng rộng rãi nhất ở Úc là: Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Công ty cổ phần Quỹ tín thác I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Doanh nghiệp tư nhân là loại hình tổ chức kinh doanh đơn giản nhất, tương đối dễ thành lập với chi phí thấp. Người chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi mặt của việc kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền đưa ra mọi quyết định điều hành-quản lý doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên. Ưu điểm Nhược điểm Thủ tục thành lập và vận hành đơn giản Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tài sản và tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải nộp nhiều loại báo cáo Các tổn thất phát sinh do hoạt động kinh doanh có thể được trừ vào thu nhập khác như thu nhập đầu tư hoặc tiền công (tùy thuộc vào những điều kiện nhất định). Cho phép sử dụng Số hồ sơ thuế cá nhân (Tax File Number - TFN) để nộp tờ khai thuế. Chủ doanh nghiệp không được xem là một nhân viên của doanh nghiệp và do đó không phải đóng thuế tiền lương (payroll tax), quỹ hưu trí hay khoản bồi thường cho người lao động trên thu nhập mà họ rút ra từ kinh doanh. Tương đối dễ dàng để thay đổi loại hình doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp phát triển hoặc giải thể. Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh bằng tài sản cá nhân nên dù doanh nghiệp phá sản thì chủ doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Ít cơ hội để lập kế hoạch thuế bởi chủ doanh nghiệp không thể chia sẻ lợi nhuận hoặc khoản lỗ với các thành viên gia đình và cá nhân họ phải chịu trách nhiệm nộp thuế trên tất cả các thu nhập từ kinh doanh. II. CÔNG TY HỢP DANH Một công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên (có thể lên đến 20 người, với một số trường hợp ngoại lệ) cùng tiến hành kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Tại Tây Úc, các công ty hợp danh được điều chỉnh bởi Luật Hợp danh năm 1895 (Partnership Act 1895). Có hai loại hình hợp danh – hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn. Hợp danh thông thường là hợp danh mà chỉ có một loại thành viên (partners), tất cả đều chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của hợp danh, tất cả thành viên đều tham gia điều hành kinh doanh. Hợp danh hữu hạn có thể có đến 20 thành viên. Hợp danh hữu hạn có hai loại thành viên: (1) các thành viênchỉ góp vốn để lấy lợi nhuận và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào hợp danh, nhưng không được tham gia quản lý – điều hành (limited partner); và (2) thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và có quyền quản lý điều hành kinh doanh (general partner). Bộ Thương mại có trách nhiệm hành chính đối với Luật hợp danh hữu hạn năm 1909 (Limited Partnerships Act 1909) ở Tây Úc. Ưu điểm Nhược điểm Thủ tục thành lập đơn giản và ít tốn kém. Không nộp nhiều báo cáo Quyền kiểm soát và quản lý công ty được bàn giao với các đối tác khác. Tài sản vốn góp của mỗi thành viên vào thuế của doanh nghiệp có thể được trừ vào những khoản thu nhập cá nhân khác, tùy thuộc vào điều kiện nhất định. Nhiều cơ hội hơn cho việc lập kế hoạch thuế (chẳng hạn như chia thu nhập giữa các thành viên trong gia đình) so với loại hình doanh nghiệp tư nhân Việc giải thể công ty hợp danh hoặc từ chức và thu hồi phần vốn đã góp được thực hiện dễ dàng. Các thành viên không phải nhân viên. Vì vậy không phải đóng quỹ hưu trí và bảo hiểm bồi thường tai nạn người lao động cho thành viên. Công ty hợp danh không phải là một pháp nhân độc lập. Mỗi thành viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ phát sinh bởi các thành viên khác Khả năng tranh chấp về việc chia lợi nhuận, kiểm soát hành chính và phương hướng kinh doanh. Những thay đổi về quyền sở hữu có thể gặp khó khăn và thường yêu cầu phải thành lập công ty hợp danh mới. III. CÔNG TY CỔ PHẦN Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập. Các cổ đông của công ty (chủ sở hữu) có thể hạn chế trách nhiệm cá nhân và nhìn chung không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Đây là mô hình kinh doanh khá phức tạp, chi phí để thành lập và báo cáo hằng năm khá cao. Có hai loại công ty cổ phần là công ty cổ phần nội bộ và công ty cổ phần đại chúng. Để thành lập công ty phải có ít nhất một giám đốc người Úc (và 1 thư kí nếu là công ty cổ phần đại chúng). Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Để thành lập một công ty cần phải: Tuân theo Luật “Corporations Act 2001” của Úc Đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC). Ưu điểm Nhược điểm Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn Có khả năng huy động nguồn vốn lớn. Có thể chuyển lỗ không thời hạn và trừ vào lợi nhuận trong tương lai. Dễ dàng bán và chuyển quyền sở hữu. Lợi nhuận có thể tái đầu tư vào công ty hoặc chia cổ tức cho các cổ đông. Các chi phí thành lập và duy trì khá cao. Các yêu cầu báo cáo phức tạp. Không thể phân phối các khoản lỗ cho các cổ đông. IV. QUỸ TÍN THÁC Quỹ tín thác (Trust) là một mô hình kinh doanh mà trong đó người được ủy thác sẽ tiến hành kinh doanh đại diện cho các thành viên của quỹ tín thác (hoặc người thụ hưởng). Quỹ tín thác không phải là pháp nhân độc lập. Người được ủy thác có thể là một cá nhân hay một công ty. Người được ủy thác phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ của quỹ tín thác và có thể sử dụng tài sản của mình để trả các khoản nợ đó. Tuy nhiên, nếu có thiếu hụt, người được ủy thác phải chịu trách nhiệm. Quỹ tín thác được thiết lập thông qua một chứng thư ủy thác và có hai loại chính: quỹ tín thác tuỳ ý và quỹ tín thác đơn vị. Với quỹ tín thác tùy ý, người được ủy thác có toàn quyền phân bổ quỹ cho những người thụ hưởng. Với quỹ tín thác đơn vị, lợi tức của quỹ sẽ được chia thành các đơn vị và được chia cho các thành viên ứng với tỷ lệ số vốn họ đã góp. Ưu điểm Nhược điểm Với đối tượng được ủy thác là công ty (corporate trustee), trách nhiệm sẽ được miễn giảm. Tài sản được bảo vệ. Phân phối tài sản và thu nhập một cách linh hoạt. Thành lập, quản lý tốn kém và phức tạp Khó giải thể, thay đổi sau khi đã thành lập, đặc biệt là khi có liên quan đến trẻ em. Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư vào việc kinh doanh sẽ phải chịu mức thuế phạt. Chỉ phân chia lợi nhuận mà không thể phân chia các thiệt hại. Các doanh nghiệp nhỏ tại Úc thường áp dụng bốn mô hình kinh doanh được nêu trên. Bảng so sánh các mô hình kinh doanh phổ biến tại Úc Mô hình kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Công ty cổ phần Quỹ tín thác Quy trình thành lập phức tạp Không Không Có Có Chí phí đăng kí thành lập cao Không Không Có Có Yêu cầu báo cáo phức tạp Không Không Có Có Chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ của công ty bằng tài sản cá nhân Có Có Không Không Nhận được toàn bộ lợi nhuận từ việc kinh doanh Có Không Không Không Có thể thuê nhân viên Có Có Có Có Phải đóng quỹ hưu trí, bảo hiểm bồi thường tai nạn người lao động cho người chủ công ty Không Không Có (nếu được công ty thuê) Có(nếu được công ty thuê) Có thể thay đổi mô hình kinh doanh dễ dàng Có Không Không Không Có thể lập kế hoạch thuế bằng nhiều cách như phân chia thu nhập Không Có Có Có Dễ dàng huy động vốn Không Có Có Có Dễ dàng giải thể Có Có Có Không Nhìn chung, công ty cổ phần (PTY LTD) là loại hình công ty phổ biến nhất tại Úc và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp có ý định thành lập công ty tại Úc với mục đích đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về môi trường kinh doanh ở Úc tại đây. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty tại Úc nhưng chưa nắm rõ các thủ tục cũng như chưa có kinh nghiệm, gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh hồ sơ, để tránh tốn phí thời gian, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, để nhận được sự hỗ trợ trợ hướng dẫn thủ tục thành lập công ty và nộp hồ sơ dễ dàng, thuận tiện hơn. Global Link Asia Consulting – chuyên tư vấn thành lập công ty tại nước ngoài sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành lập công ty tại Úc với thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhất. Để được tư vấn trực tiếp về kinh doanh, thành lập công ty tại Úc, vui lòng liên hệ: Hotline: (+84) 0938 531 588 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.