Hướng dẫn A-Z thủ tục thành lập công ty tại Thái Lan

(0 votes)

thủ tục thành lập công ty tại thái lanThái Lan là quốc gia có nền kinh tế lớn đứng thứ 26 Thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, theo Asia Fund Manager. Bên cạnh nền kinh tế phát triển, Thái Lan còn có một thị trường tiêu dùng lớn, dân số đông và người dùng thân thiện và cởi mở với hàng hóa/dịch vụ nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ Thái Lan còn ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp,nước ngoài đầu tư tại Thái Lan.

Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường Thái Lan, nhập khẩu hàng hóa để bán vào Thái Lan hoặc cần thành lập một pháp nhân tại Thái Lan để tăng độ phủ sóng thương hiệu, tăng sự hiện diện và độ tin cậy trong mắt các khách hàng, đối tác quốc tế, doanh nghiệp nên cân nhắc việc thành lập công ty tại Thái Lan. Vậy để tìm hiểu chi tiết về thủ tục thành lập công ty tại Thái Lan và lý do vì sao doanh nghiệp nên chọn thành lập công ty tại Thái Lan, mời Doanh nghiệp tìm hiểu trong bài viết này của Global Link Asia Consulting.

1. Tại sao doanh nghiệp nên thành lập công ty tại Thái Lan?

1.1 Nền kinh tế phát triển

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Thái Lan trị giá 505,98 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021. Giá trị GDP của Thái Lan chiếm 0,18% nền kinh tế Thế giới và xếp thứ 8 khu vực Châu Á (số liệu cập nhật năm 2021).

Chính vì sự phát triển của kinh tế Thái Lan và các ưu đãi về thuế, hỗ trợ từ chính phủ là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Thái Lan để phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường, đặc biệt là các ngành liên quan đến sản xuất, tiêu dùng và phim ảnh, quảng cáo, v.v.

1.2 Ưu đãi về thuế và giao dịch tiền tệ

Các công ty nước ngoài mở văn phòng, chi nhánh hoặc thành lập công ty tại Thái Lan sẽ có những quy định về thuế và giao dịch tiền tệ như sau:

  • Trụ sở chính tại Thái Lan sẽ bị đánh thuế 10% thu nhập nhận được từ văn phòng chi nhánh hoặc các công ty quốc tế khác.
  • Các công ty Thái Lan không phải nộp thuế doanh nghiệp đối với các thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài.
  • Người không cư trú có thể duy trì tài khoản ngoại tệ tại các ngân hàng được phép tại Thái Lan mà không bị giới hạn. Số dư trên các tài khoản đó có thể được rút tự do.

1.3 Hỗ trợ của Chính phủ

Chính phủ Thái Lan có chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh tại Thái Lan, thể hiện qua việc:

  • Cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh khác nhau để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
  • Quy trình đăng ký công ty tại Thái Lan khá dễ dàng.
  • Sử dụng công nghệ kỹ thuật số để cải thiện môi trường kinh doanh.

1.4 Lực lượng lao động dồi dào, tiết kiệm chi phí thuê nhân công

Thái Lan có dân số 69,950,844 người (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới 2021), trong đó có 94% nam giới và 90% nữ giới Thái Lan biết chữ, điều này cho thấy lực lượng lao động của Thái Lan có trình độ học vấn cao. Bên cạnh đó, mức lương trung bình hằng ngày của lao động ở BangKok là khoảng 433 Baht - tương đương 13,5$. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chi phí thấp chính là một trong những điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Thái Lan.

1.5 Chi phí kinh doanh thấp so với các Singapore, Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, v.v

Tại BangKok, Thái Lan, chi phí thuê văn phòng so với các nước phát triển trong khu vực thấp hơn rất nhiều.

  • Chi phí thuê văn phòng tại BangKok chỉ bằng một nửa chi phí thuê văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chi phí thuê văn phòng tại BangKok chỉ bằng 40% chi phí của Seoul và Singapore, và một phần tư chi phí của New Delhi, Tokyo và Bắc Kinh

1.6 Các tập đoàn lớn, đa quốc gia đầu tư tại Thái Lan

Thái Lan với lợi thế là trung tâm kinh tế lớn khu vực Châu Á, vị trí địa lý thuận lợi, đã thu hút sự đầu tư của các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia mở công ty tại Thái Lan.

Các công ty, nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Thái Lan ở đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực. Trong đó phải kể đến các tên tuổi như: Toyota, SamSung, Bosch, Mercedes-Benz, v.v. Chính vì điều này cũng là lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Thái Lan để mở rộng mối quan hệ hợp tác, thị trường tới Thái Lan.

2. Hình thức đầu tư nào tại Thái Lan thu hút Doanh nghiệp lựa chọn khi mở công ty tại Thái Lan?

Hiện nay, có các hình thức đầu tư phổ biến sau tại Thái Lan:

  • Văn phòng đại diện
  • Chi nhánh
  • Liên doanh
  • Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn (Limited company)

Trong các hình thức đầu tư tại Thái Lan, công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn là hình thức đầu tư phổ biến được hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi thành lập công ty tại Thái Lan vì những ưu điểm của hình thức đầu tư này. Để tìm hiểu chi tiết về các hình thức đầu tư tại Thái Lan, mời Doanh nghiệp theo dõi nội dung trong bảng sau của Global Link Asia Consulting.

  Văn phòng đại diện  Chi nhánh  Liên doanh Công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn
Đặc điểm 

Văn phòng đại diện (VPĐD) thực hiện các hoạt động kinh doanh không trực tiếp tạo ra doanh thu.

 

Thay mặt trụ sở chính thực hiện các hoạt động kinh doanh với khách hàng, đối tác tại Thái Lan.

Liên doanh là hình thức đầu tư gồm hai hoặc nhiều người thỏa thuận thực hiện kinh doanh chung và chia sẻ lợi nhuận.

Vốn điều lệ công ty được chia thành các cổ phần bằng nhau; quyền lợi và trách nhiệm của các cổ đông thể hiện qua số cổ phần mà họ nắm giữ

Hạn chế 
  • Các hoạt động tại VPĐD Thái Lan phải được công ty mẹ phê duyệt
  • Chi phí hoạt động tại VPĐD Thái Lan sẽ hạch toán vào trụ sở chính.
  • Doanh nghiệp phải đăng ký giấy phép kinh doanh nước ngoài với Bộ Thương Mại Thái Lan (Ministry of Commerce - MOC) và được phép hoạt động sau khi giấy phép được cấp.
  • Thời gian hoạt động theo chu kỳ 5 năm. Hết thời hạn, chi nhánh phải làm hồ sơ đăng ký gia hạn.

Doanh nghiệp nước ngoài mở liên doanh sẽ hạn chế phạm vi quản lý doanh nghiệp:

  • Nếu doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn công dân Thái Lan sẽ phải đăng ký Giấy phép kinh doanh với chính phủ Thái Lan.
  • Công ty nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 49% cổ phần và 51% cổ phần còn lại phải do cổ đông Thái Lan nắm giữ.
  • Phải có ít nhất 2 cổ đông là cá nhân hoặc pháp nhân Thái Lan.
Phù hợp cho

VPĐD sẽ phù hợp đối với các nhà đầu tư muốn có sự hiện diện tại Thái Lan để tìm kiếm khách hàng cho công ty mẹ.

Phù hợp với các công ty có hoạt động kinh doanh với khách hàng, đối tác tại Thái Lan ngoài trụ sở chính.

Phương án này sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài đã có đối tác tại Thái Lan.

Phương án phổ biến đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Vốn đầu tư tối thiểu

Các công ty mở văn phòng đại diện tại Thái Lan sẽ góp vốn đầu tư tối thiểu theo các điều kiện sau:

  • 25% chi phí hoạt động văn phòng trung bình trong vòng 3 năm, hoặc
  • Tối thiểu 3 triệu bath

     

Các công ty mở chi nhánh tại Thái Lan sẽ góp vốn đầu tư tối thiểu theo các điều kiện sau:

  • 25% chi phí hoạt động văn phòng trung bình trong vòng 3 năm, hoặc
  • Tối thiểu 3 triệu bath
  • Với mỗi Work permit cho người nước ngoài được cấp phép, nhà đầu tư cam kết góp thệm 2 triệu bath.

Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn không yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu nhưng có quy định về số lượng cổ phần tối thiểu phải đăng ký.

Tuy nhiên, luật của Thái Lan về cổ phiếu doanh nghiệp quy định rằng giá trị của mỗi cổ phiếu tối thiểu phải là 5 Baht và bắt buộc phải có 3 cổ phiếu để bắt đầu đầu tư.

 

3. Thủ tục thành lập công ty tại Thái Lan

Bước 1: Đăng ký tên công ty

Bước đầu tiên trong thủ tục thành lập công ty tại Thái Lan là Doanh nghiệp cần lựa chọn tên công ty và đăng ký với Cục phát triển Kinh doanh (DBD) Bộ Công thương Thái Lan. Tên Doanh nghiệp chọn thành lập công ty tại Thái Lan cần lưu ý những điểm sau:

  • Không được đăng ký trùng với các tên công ty đã đăng ký trước đó tại Thái Lan
  • Một số thuật ngữ bị cấm sử dụng trong tên công ty. Ví dụ: investment
  • Tên công ty phải kết thúc bằng từ “Limited”
  • Được phép sử dụng cùng một tên cho các công ty Doanh nghiệp sở hữu tại Thái Lan, với điều kiện đi kèm với từ đặc trưng thể hiện loại hình kinh doanh khác nhau. Ví dụ: ABC Trading Ltd, ABC Holding Ltd hoặc ABC Capital Ltd)

Doanh nghiệp mở công ty tại Thái Lan nên chọn 3 cái tên xếp theo thứ tự ưu tiên khi đăng ký để tiết kiệm thời gian đăng ký tên công ty. Tên công ty Thái Lan sẽ được đăng ký bằng tiếng Thái, ngay cả khi tên công ty bằng tiếng Anh. Do đó, Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan nên ưu tiên chọn tên ngắn gọn, tránh dài dòng, khó hiểu đổi với người không nói Tiếng Anh.

Sau khi tên công ty được Cục phát triển kinh doanh (DBD) của Thái Lan chấp thuận, tên sẽ có hiệu lực trong 30 ngày và không được phép gia hạn. Trong thời gian đó, Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan cần tiếp tục thực hiện bước 2.

Global Link Asia Consulting với kinh nghiệm hỗ trợ các công ty Thái Lan mở chi nhánh, công ty, văn phòng đại diện tại Thái Lan thành công sẽ tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp lựa chọn tên công ty, thủ tục đăng ký tên công ty với Cục phát triển kinh doanh (DBD) của Thái Lan nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho Doanh nghiệp

Bước 2: Nộp điều lệ công ty (Memorandum of Association)

Điều lệ công ty - MOA (Memorandum of Association) là thỏa thuận giữa các cổ đông thành lập công ty tại Thái Lan

Điều lệ công ty Thái Lan (MOA) bao gồm:

  • Tên công ty
  • Địa chỉ nơi công ty đặt văn phòng đăng ký hoạt động kinh doanh
  • Mục tiêu cùa công ty
  • Tuyên bố phạm vi trách nhiệm của cổ đông
  • Vốn điều lệ của công ty
  • Thông tin các cổ đông bao gồm: tên, địa chỉ, nghề nghiệp và chữ ký
  • Số cổ phần mỗi cổ đông nắm giữ
  • Điều lệ công ty (MOA) sẽ được nộp cho Cục phát triển kinh doanh (DBD) của Thái Lan

Bước 3: Cuộc họp dành cho công ty chuẩn bị thành lập (The Statutory Meeting)

Sau khi đăng ký nộp điều lệ công ty (MOA), Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan sẽ mở cuộc họp nhằm những mục đích sau:

  • Thông qua các quy định của công ty
  • Phê chuẩn các hợp đồng được ký kết bởi các cổ đông hoặc chi phí phát sinh các cổ đông phải chịu trong quá trình thành lập công ty
  • Quyết định số tiền phải trả cho các cổ đông
  • Quyết định số lượng cổ phiếu cho các cổ đông trong công ty
  • Bổ nhiệm các giám đốc, kiểm toán viên đầu tiên và giới hạn quyền hạn của mỗi vị trí

Bước 4: Đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nộp cho Bộ thương mại (Ministry of Commerce) cùng thời điểm đăng ký điều lệ công ty (Memorandum of Association)

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty phải được nộp chậm nhất là 3 tháng sau khi diễn ra cuộc họp dành cho công ty chuẩn bị thành lập.

Đơn đăng ký công ty sẽ gồm các điều sau:

  • Vốn điều lệ công ty
  • Tên, nghề nghiệp và địa chỉ giám đốc công ty
  • Địa chỉ văn phòng công ty, các chi nhánh và các thông tin chi tiết liên quan khác đến công ty.

Giám đốc công ty cần phải ký một tuyên bố chứng thực số tiền mà các cổ đông mua cổ phần của công ty.

Bước 5: Đăng ký thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng (VAT) tại Thái Lan

  • Sau khi Doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty tại Thái Lan trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập hoặc bắt đầu hoạt động, Doanh nghiệp cần đăng ký mã số thuế thu nhập doanh nghiệp từ cục Doanh thu (the Revenue Department) tại Thái Lan.
  • Nếu Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan có doanh thu hơn 1,8 triệu THB mỗi năm và không chịu thuế Kinh doanh đặc biệt, Doanh nghiệp phải đăng ký VAT trong bòng 30 ngày kể từ ngày doanh thu công ty đạt mức 1,8 triệu THB.
  • Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan có mong muốn mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp tại Thái Lan. Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng cho công ty Thái Lan.
  • Bên cạnh đó, chủ Doanh nghiệp muốn mở tài khoản cá nhân tại Thái Lan sẽ gặp vấn đề khó khăn hơn. Mở tài khoản cá nhân tại Thái Lan sẽ dễ dàng hơn nếu cá nhân sở hữu công ty có dòng tiền ra vào, do đó Doanh nghiệp nên mở tài khoản công ty trước.

4. Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan như thế nào?

Global Link Asia Consulting với kinh nghiệm hỗ trợ các Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan thành công, đồng hành cùng Doanh nghiệp từ khi chuẩn bị hồ sơ tới lúc vận hành doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập công ty tại Thái Lan trọn gói, chuyên nghiệp, tận tâm gồm:

  • Tư vấn và hỗ trợ Doanh nghiệp lựa chọn hình thức doanh nghiệp thành lập công ty Thái Lan phù hợp
  • Hỗ trợ doanh nghiệp thành lập công ty từ lúc chuẩn bị hồ sơ tới khi vận hành doanh nghiệp
  • Đăng ký các loại giấy phép kinh doanh tại Thái Lan
  • Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thuê địa chỉ văn phòng tại Thái Lan mà không cần qua Thái Lan
  • Tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp mở, xác thực, sử dụng và quản lý các cổng thanh toán quốc tế như: Stripe, PayPal, PayPal Business,v.v có độ trust cao
  • Tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện báo cáo thuế - kế toán tháng, báo cáo tài chính năm đúng quy định tại Thái Lan.

5. Các câu hỏi thường gặp khi Doanh nghiệp thành lập công ty tại Thái Lan

5.1 Thời gian thành lập công ty tại Thái Lan là bao nhiêu lâu?

Thời gian thành lập công ty tại Thái Lan là 3 - 5 ngày làm việc

5.2 Doanh nghiệp mở công ty tại Thái Lan thường chọn hình thức đầu tư nào?

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Thái Lan có thể cân nhắc các hình thức đầu tư phổ biến sau tại Thái Lan:

  • Văn phòng đại diện
  • Chi nhánh
  • Liên doanh
  • Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn

Trong 4 hình thức đầu tư kể trên, công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn là hình thức đầu tư phổ biến được hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi thành lập công ty tại Thái Lan vì những ưu điểm: không yêu cầu vốn điều lệ, quy trình thành lập công ty đơn giản, v.v.

5.3 Cá nhân nước ngoài mở công ty tại Thái Lan có được sở hữu 100% cổ phần hay không?

Cá nhân nước ngoài mở công ty tại Thái Lan sẽ không được sở hữu 100% vốn cổ phần, chính phủ Thái Lan quy định công ty Thái Lan do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập chỉ được chiếm tối đa 49% cổ phần công ty, còn lại 51% cổ phần do người Thái nắm giữ.

5.4 Thành lập công ty tại Thái Lan có yêu cầu vốn đầu tư hay không?

Doanh nghiệp thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Thái Lan yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu không nhỏ hơn 25% chi phí hoạt động trung bình hàng năm đối với các công ty hoạt động trên 3 năm và không ít hơn 3 triệu Baht.

Doanh nghiệp thành lập công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn không có yêu cầu vốn đầu tư tối thiểu nhưng có quy định về số lượng cổ phần tối thiểu phải đăng ký.

Tuy nhiên, luật Thái Lan quy định mỗi cổ phần đăng ký của công ty TNHH sẽ có giá trị tối thiểu là 5 THB và đăng ký tối thiểu là 3 cổ phần (điều đó có nghĩa là nhà đầu tư có thể bắt đầu với số vốn là 15 Baht).

Global Link Asia Consulting - đơn vị tư vấn chuyên giải quyết các bài toán đầu tư, kinh doanh, vận hành khó của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp quốc tế trong hành trình hội nhập ra thế giới - hoàn toàn có thể hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết vấn đề này. Với kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực:

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, giấy phép làm việcAsia Consulting tự hào khi đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp từ Start-up đến tập đoàn thuộc top 500 Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời là đối tác làm việc trực tiếp với nhiều ngân hàng lớn, uy tín như OCBC, DBS, UOB, v.v..., đối tác của các cổng thanh toán quốc tế uy tín như PayPal và nhiều đối tác khác.

Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website www.globallinkconsulting.sg lần đầu vào ngày 25 tháng 8 năm 2022. Bản quyền thuộc giấy phép làm việc Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.

 
1048 Last modified on Thứ sáu, 26 Tháng 5 2023 14:02

Liên hệ qua phone

Liên hệ qua email

Liên hệ qua Viber

Liên hệ qua Whatsapp

Liên hệ qua Skype

Liên hệ qua Telegram

Dịch vụ hỗ trợ thành lập công ty nước ngoài