ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị “Environment, Social, Governance”) là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh và thể hiện trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với xã hội về tính phát triển bền vững. Báo cáo ESG đang được các Doanh nghiệp toàn cầu nỗ lực thực hiện và áp dụng vào hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và xã hội trong vấn đề quản trị doanh nghiệp.
Vậy ESG là gì? Báo cáo ESG được thực hiện như thế nào và làm sao để có được chứng chỉ ESG? Global Link Asia Consulting sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ESG và hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện báo cáo ESG để cập nhật nguyên tắc bền vững, xu hướng kinh doanh trong tương lai.
1. ESG là gì?
ESG (Environment, Social, Governance) là viết tắt của Môi trường, Xã hội và Quản trị. Đây là ba yếu tố cốt lõi trong báo cáo ESG để đánh giá điểm số ESG của mỗi Doanh nghiệp.
Ba thành phần chính của ESG bao gồm:
- Môi trường (Environment): Đề cập các hoạt động quản lý môi trường của Doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề bền vững như khí thải nhà kính (GHG), mất đa dạng sinh học, phát thải carbon và ô nhiễm môi trường.
- Xã hội (Social): Đề cập đến tác động của Doanh nghiệp đối với nhân sự, văn hóa, cộng đồng cùng các hoạt động khác mang tính nhân quyền, chuỗi cung ứng, cùng nhiều lĩnh vực khác.
- Quản trị (Governance): Đề cập đến cách tổ chức được chỉ đạo và kiểm soát và bao gồm các chủ đề như chính sách thưởng phạt cho đội ngũ quản lý, điều hành, hội đồng quản trị, quản lý dữ liệu, chính sách bảo mật và gian lận.
2. Tầm quan trọng của ESG đối với Doanh nghiệp?
Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo ESG và xây dựng báo cáo bền vững (Sustainability report) thể hiện các chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị của Doanh nghiệp. Báo cáo ESG sẽ giúp Doanh nghiệp:
- Nâng cao uy tín thương hiệu: Thể hiện cam kết của Doanh nghiệp đối với phát triển bền vững, thu hút nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng thông qua các hoạt động, chỉ số ghi nhận trong báo cáo ESG, báo cáo bền vững.
- Thu hút vốn đầu tư, kêu gọi vốn: Quyết định đầu tư đối với nhiều lĩnh vực như: tài chính, các ngành nghề năng lượng mặt trời, logistics, v.v. sẽ được các nhà đầu tư xem xét kỹ lượng các số liệu, báo cáo ESG để kiểm tra Doanh nghiệp có đáp ứng các tiêu chí bền vững (ví dụ như: biến đổi khí hậu, CSR, chuỗi cung ứng, v.v.) để xác định tính phù hợp và giá trị đầu tư trước khi quyết định đầu tư.
- Tuân thủ quy định: Thực hiện báo cáo ESG đang là quy định bắt buộc hoặc khuyến khích tùy theo quy định từng quốc gia. Ví dụ: ở Châu Âu, báo cáo ESG được một số cơ quan quản lý bắt buộc thực hiện, trong khi đó tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) chỉ yêu cầu các công ty báo cáo những thông tin có thể quan trọng đối với các nhà đầu tư. Tại Việt Nam, những Doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ/năm và niêm yết trên sàn chứng khoán mới bắt buộc công bố báo cáo ESG.
- Quản lý rủi ro hiệu quả: Xác định và giảm thiểu rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
- Thu hút và giữ chân nhân sự chất lượng: Tạo môi trường làm việc hấp dẫn cho nhân viên, đặc biệt là thế hệ trẻ đề cao giá trị bền vững.
3. Báo cáo bền vững (Sustainability report) là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa báo cáo ESG và báo cáo bền vững
Báo cáo bền vững (Sustainability report) đóng vai trò như thước đo uy tín cho các Doanh nghiệp cam kết phát triển bền vững. Đây là tài liệu toàn diện, minh bạch về tác động của Doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và nền kinh tế, cung cấp cho các bên liên quan thông tin chi tiết về hoạt động ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) của Doanh nghiệp.
Nội dung báo cáo bền vững không chỉ giới hạn ở các chỉ số tài chính, mà còn bao hàm nhiều khía cạnh quan trọng khác như:
- Tiêu thụ năng lượng: Doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả như thế nào, có giảm thiểu lượng khí thải carbon hay không?
- Quản lý chất thải: Doanh nghiệp có quy trình xử lý chất thải thân thiện với môi trường hay không?
- Lợi ích nhân viên: Doanh nghiệp có chính sách phúc lợi, đãi ngộ và môi trường làm việc tốt cho nhân viên hay không?
- Tương tác cộng đồng: Doanh nghiệp có tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ cộng đồng hay không?
- Thực tiễn kinh doanh mang tính trách nhiệm: Doanh nghiệp có hoạt động minh bạch, tuân thủ pháp luật và trách nhiệm kinh doanh hay không?
Báo cáo ESG và báo cáo phát triển bền vững phục vụ các mục đích khác nhau nhưng đều quan trọng như nhau đối với các Doanh nghiệp hướng đến hoạt động có trách nhiệm và thu hút các nhà đầu tư. Sau đây là so sánh cơ bản về sự khác biệt giữa báo cáo ESG và báo cáo bền vững (Sustainability report).
Báo cáo ESG | Báo cáo bền vững (Sustainability report) | |
Mục đích | Tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động và rủi ro của công ty thông qua các chỉ số về môi trường, xã hội và quản trị. | Bao gồm nhiều nguyên tắc rộng hơn, bao gồm các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm. |
Bao gồm những nội dung gì? |
Bao gồm các tiêu chuẩn đã được đặt ra bởi các cơ quan có thẩm quyền, Liên Hợp Quốc, nhà đầu tư và các tổ chức báo cáo ESG để đánh giá hiệu suất của Doanh nghiệp, ví dụ:
|
Bao gồm các chủ đề như: quản lý chuỗi cung ứng, sự tham gia của các bên liên quan và phát triển cộng đồng. |
Đối tượng quan tâm và sử dụng | Các nhà đầu tư sử dụng, cung cấp cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu suất và rủi ro của Doanh nghiệp cần đầu tư. | Được quan tâm bởi nhiều bên liên quan bao gồm nhân viên, khách hàng và cổ đông công ty. |
Cả hai loại báo cáo đều góp phần quản lý rủi ro, tuân thủ các quy định và thu hút nhà đầu tư. Việc phân biệt sự khác biệt giữa báo cáo ESG và báo cáo phát triển bền vững sẽ giúp Doanhh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược và thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp tuân thủ ESG theo từng giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp.
4. Báo cáo ESG và yếu tố môi trường (ESG Environment)
Môi trường là yếu tố cốt lõi trong bộ tiêu chí ESG, đóng vai trò then chốt trong đánh giá tính bền vững của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cam kết bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển dài hạn.
Báo cáo ESG về môi trường là công cụ hữu ích để Doanh nghiệp minh bạch hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Giảm thiểu khí thải;
- Năng lượng tái tạo;
- Quản lý chất thải hiệu quả;
- Tái sử dụng tài nguyên;
- Tuân thủ quy định môi trường;
- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
5. Báo cáo ESG và yếu tố xã hội (ESG Social)
Xã hội đóng vai trò nền tảng trong bộ tiêu chí ESG, thể hiện trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với cộng đồng và sự phát triển chung. Doanh nghiệp cần cam kết hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng cho tất cả mọi người.
Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp nào để tăng cường ESG xã hội?
- Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, công bằng: Tuân thủ luật lao động, cung cấp chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.
- Thúc đẩy đa dạng và bình đẳng giới: Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả nhân sự công ty, bất kể giới tính, tôn giáo, chủng tộc.
- Hỗ trợ cộng đồng: Tham gia các hoạt động từ thiện, giáo dục, bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển.
- Báo cáo ESG xã hội: Minh bạch hóa thông tin về hoạt động xã hội của Doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.
6. Báo cáo ESG và yếu tố quản trị (ESG Governance)
Quản trị đóng vai trò then chốt trong bộ tiêu chí ESG, đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần áp dụng các nguyên tắc quản trị tốt để nâng cao uy tín và niềm tin của các bên liên quan.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Doanh nghiệp có chiến lược phát triển rõ ràng, quy trình quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý nguồn lực, gia tăng lợi nhuận.
- Quản lý rủi ro hiệu quả: Xác định, phân tích và giảm thiểu rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn và ổn định.
- Minh bạch và trách nhiệm giải trình: Doanh nghiệp công khai thông tin tài chính, hoạt động ESG, tuân thủ luật pháp và chịu trách nhiệm trước các bên liên quan.
- Thu hút nhà đầu tư: Nhà đầu tư tin tưởng vào Doanh nghiệp có quản trị minh bạch, hiệu quả, mang lại lợi nhuận bền vững.
- Nâng cao giá trị thương hiệu: Doanh nghiệp có uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác, khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường.
- Đa dạng hóa ban quản trị: Ban quản trị có sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau, đảm bảo đưa ra quyết định sáng suốt, khách quan.
- Chính sách thưởng phạt hợp lý cho ban lãnh đạo: Chính sách thưởng phạt gắn liền với hiệu quả hoạt động và tuân thủ nguyên tắc đạo đức, đảm bảo lợi ích chung của Doanh nghiệp.
- Quyền lợi cổ đông: Cổ đông có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của Doanh nghiệp, được thông tin đầy đủ và minh bạch về hoạt động của công ty.
- Quản lý rủi ro: Doanh nghiệp xây dựng quy trình quản lý rủi ro hiệu quả, xác định, phân tích và đánh giá rủi ro tiềm ẩn, có biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời.
- Tuân thủ quy định pháp lý: Doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và đạo đức xã hội.
- Giám sát nội bộ: Doanh nghiệp thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của hoạt động tài chính và tuân thủ các nguyên tắc quản trị tốt.
7. Doanh nghiệp thực hiện báo cáo ESG như thế nào?
Doanh nghiệp có thể thực hiện báo cáo ESG và thể hiện cam kết của Doanh nghiệp với các tiêu chí ESG bằng việc đăng ký D&B ESG Registered TM.
Để có được chứng nhận D&B ESG Registered, Doanh nghiệp phải thực hiện các bài đánh giá, cung cấp các hồ sơ, hoạt động do DUNS & Bradstreet và các chuyên gia yêu cầu trong bài đánh giá.
Bài đánh giá sẽ bao gồm các tiêu chuẩn bền vững được công nhận trong ngành như:
- SASB (Sustainability Accounting Standards Board): là bộ tiêu chuẩn kế toán do Hội đồng kế toán phát triển trong vòng 6 năm, hướng dẫn Doanh nghiệp thực hiện báo cáo SASB tương tự như báo cáo tài chính truyền thống dựa trên 5 khía cạnh: environment (môi trường), social capital (nền tảng xã hội), human capital (nguồn nhân lực), business model & innovation (mô hình kinh doanh và đổi mới) và leadership and governance (khả năng lãnh đạo và quản trị). Tiêu chuẩn kế toán SASB sẽ bao gồm 26 vấn đề phát triển bền vững chung trong 77 ngành nghề.
Chuẩn mực Kế toán Bền vững SASB
- GRI (Global Reporting Initiative): Sáng kiến báo cáo toàn cầu là khuôn khổ hướng dẫn cho báo cáo phát triển bền vững bao gồm chủ đề: kinh tế, môi trường, xã hội. Doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn GRI để thực hiện báo cáo phát triển bền vững (ESG).
- TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures): Cung cấp hướng dẫn cụ thể thực hiện báo cáo tài chính ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Báo cáo bao gồm: các rủi ro và cơ hội do nhiệt độ tăng, chính sách khí hậu và công nghệ mới ảnh hưởng đến khí hậu. Tuy nhiên 12/10/2023, TCFD đã hoàn thành nhiệm vụ và thông báo giải thể, bàn giao cho IFRS foundation tiếp tục giám sát tiến độ công bố thông tin. Doanh nghiệp được khuyến khích chuyển đổi từ TCFD qua tiêu chuẩn công bố bền vững IFRS của Hội đồng tiêu chuẩn bền vững quốc tế (International Sustainability Standards Board “ISSB”).
- Hội đồng tiêu chuẩn bền vững quốc tế (International Sustainability Standards Board “ISSB”): ban hành bộ tiêu chuẩn IFRS S1 và IFRS S2 - công bố thông tin liên quan đến tính bền vững trên thị trường vốn trên toàn thế giới. Bộ tiêu chuẩn giúp các nhà đầu tư có cơ sở và niềm tin vào các báo cáo bền vững của công ty để đưa ra quyết định đầu tư.
- 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc: Một bộ gồm 17 mục tiêu cung cấp hướng dẫn ESG toàn diện, mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals (“SDG”)) của Liên hợp quốc giải quyết các vấn đề như nghèo đói, năng lượng sạch, chăm sóc sức khỏe, nước sạch, bình đẳng giới và cơ sở hạ tầng bền vững.
- ISO 26000: Tiêu chuẩn tự nguyện do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành, ISO 26000 hướng dẫn báo cáo và cải tiến trách nhiệm xã hội.
Sau khi hoàn thành quá trình đánh giá và xác nhận, huy hiệu và hồ sơ D&B ESG Registered sẽ được gửi đến Doanh nghiệp và là chứng nhận cam kết Doanh nghiệp đồng ý công khai tiết lộ dữ liệu và sáng kiến ESG của Doanh nghiệp.
8. Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện báo cáo ESG như thế nào?
Global Link Asia Consulting là đơn vị hỗ trợ Doanh nghiệp thực hiện báo cáo ESG và đăng ký D&B ESG Registered sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp:
Bước 1: Liên hệ Global Link Asia Consulting
Doanh nghiệp liên hệ Global Link Asia Consulting theo email:
Bước 2: Tư vấn chuyên sâu đăng ký D&B ESG Registered
Đội ngũ chuyên gia Global Link Asia Consulting sẽ đánh giá nhu cầu doanh nghiệp và thiết kế quy trình đăng ký D&B ESG Registered bao gồm:
- Tư vấn Doanh nghiệp về quy trình đăng ký D&B ESG Registered;
- Tư vấn doanh nghiệp các điều chỉnh, chiến lược phù hợp để việc đăng ký D&B ESG Registered đạt kết quả tốt nhất;
Bước 3: Thực hiện đăng ký D&B ESG Registered
Đội ngũ chuyên gia Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp:
Thực hiện các báo cáo kế toán, kiểm toán công ty Singapore, Hồng Kông, Mỹ, v.v. hỗ trợ thực hiện báo cáo ESG;
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký D&B ESG Registered thành công;
- Tiến hành thủ tục đăng kí và thẩm định ESG trực tiếp tới tổ chức DUNS & Bradstreet;
Bước 4: Theo dõi hồ sơ và bàn giao chứng nhận D&B ESG Registered
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký D&B ESG Registered, đội ngũ chuyên gia Global Link Asia Consulting sẽ theo dõi và cập nhật hồ sơ tới Doanh nghiệp trong suốt quá trình kiểm duyệt hồ sơ.
Nếu có bất kỳ yêu cầu, chỉnh sửa phát sinh, đội ngũ Global Link Asia Consulting sẽ tiến hành hỗ trợ bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hồ sơ đăng ký D&B ESG Registered thành công.
Global Link Asia Consulting sẽ bàn giao chứng nhận D&B ESG Registered kèm huy hiệu cho Doanh nghiệp.
9. Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện báo cáo ESG?
Công ty vừa và nhỏ có thể bắt đầu bằng các biện pháp đơn giản như giảm thiểu lãng phí, thúc đẩy đa dạng, công bằng trong tuyển dụng và xây dựng chính sách quản lý rủi ro cơ bản.
ESG tác động đến chiến lược kinh doanh dài hạn bằng cách định hình các mục tiêu bền vững, xây dựng lòng tin và danh tiếng, và tạo ra các cơ hội mới trong thị trường xanh.
Các ngành công nghiệp như năng lượng tái tạo, sản xuất sạch, và công nghệ thông tin hưởng lợi nhiều nhất từ việc áp dụng ESG do các yêu cầu cao về tính bền vững và trách nhiệm xã hội.
Báo cáo ESG cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động và tiến độ của Doanh nghiệp liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị, từ đó tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm đối với các bên liên quan.
Các tiêu chuẩn quốc tế cho việc báo cáo ESG bao gồm GRI (Global Reporting Initiative), SASB (Sustainability Accounting Standards Board), và TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures) cùng các tiêu chuẩn khác do Liên Hợp Quốc đặt ra.
Các công ty có thể học hỏi từ các thực tiễn tốt nhất, chính sách và quy trình hiệu quả, và các chỉ số đo lường thành công từ những công ty đã áp dụng thành công ESG.
Công ty công nghệ Meta chính là ví dụ điển hành áp dụng thành công ESG và những hoạt động bảo vệ môi trường, xã hội, có tính trách nhiệm trong kinh doanh bằng một loạt các hoạt động như: xây dựng các dự án năng lượng mặt trời, năng lượng gió cho các trung tâm dữ liệu, bình đẳng chính sách lương thưởng không phân biệt giới tính, tôn giáo. Các báo cáo ESG của Meta được công bố trên website chính thức của công ty tại đây.
ESG có thể cải thiện văn hóa doanh nghiệp bằng cách thúc đẩy các giá trị bền vững, trách nhiệm xã hội, và quản trị minh bạch, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và công bằng.
ESG hỗ trợ việc thu hút và giữ chân nhân sự chất lượng bằng cách tạo ra một môi trường làm việc bền vững, công bằng và minh bạch, từ đó nâng cao sự hài lòng và cam kết của nhân viên.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 22 tháng 08 năm 2024. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.