Trong bối cảnh toàn cầu chuyển mình theo xu hướng phát triển bền vững, chứng chỉ ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đã trở thành yếu tố cốt lõi để Doanh nghiệp không chỉ duy trì mà còn vươn lên dẫn đầu. Việc sở hữu chứng chỉ ESG giúp Doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, từ việc nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút nguồn vốn xanh, đến mở rộng thị trường quốc tế.
Bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ giới thiệu top 5 lĩnh vực đăng ký chứng chỉ ESG và những lợi ích vượt trội dành cho Doanh nghiệp sẵn sàng tiên phong trong xu hướng phát triển bền vững.
1. Top 5 lĩnh vực nên đăng ký chứng chỉ ESG quốc tế
Với mục tiêu toàn cầu hướng tới Net-zero vào năm 2050, tức là giảm thiểu lượng khí thải nhà kính xuống mức bằng không, nhiều quốc gia đang tích cực thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện.
Trong bối cảnh này, chứng chỉ ESG đã trở thành một yếu tố cạnh tranh quan trọng, giúp các Doanh nghiệp kinh doanh năng lượng mặt trời, điện gió, v.v. tại Singapore, Hồng Kông, Mỹ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững.
Những lợi ích chiến lược khi Doanh nghiệp kinh doanh năng lượng tái tạo đăng ký chứng chỉ ESG, bao gồm:
- Tăng hấp dẫn đầu tư: Các dự án năng lượng tái tạo có chứng chỉ ESG dễ dàng tiếp cận các quỹ đầu tư xanh.
- Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế: Tạo cơ hội hợp tác với các đối tác tại thị trường phát triển như EU, Mỹ.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Quá trình đạt được chứng chỉ ESG sẽ giúp Doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Xây dựng niềm tin cộng đồng: Chứng tỏ cam kết phát triển bền vững lâu dài.
Quy định khắt khe từ EU và Mỹ đang đặt ra thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, chế biến gỗ. Từ tháng 12/2025, EU sẽ chính thức áp dụng lệnh cấm nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ liên quan đến phá rừng. Tương tự, Đạo luật Lacey của Mỹ đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt rằng tất cả các sản phẩm gỗ phải có nguồn gốc hợp pháp và tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất bền vững.
Chứng chỉ ESG đã trở thành "vé thông hành" để các Doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến gỗ thâm nhập vào các thị trường khó tính này. Bằng việc đạt được chứng chỉ ESG, Doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế mà còn:
- Nâng cao giá trị sản phẩm: Gỗ có chứng chỉ ESG thường được người tiêu dùng và nhà nhập khẩu đánh giá cao hơn, giúp tăng giá trị sản phẩm và lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính như EU, Mỹ, v.v.
- Xây dựng thương hiệu: Chứng chỉ ESG giúp Doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, thể hiện cam kết với sự phát triển bền vững.
Các sản phẩm xuất khẩu như cà phê, cao su, hồ tiêu, sầu riêng, v.v. đang chịu áp lực lớn từ các quy định như "Không phá rừng" (EU) hoặc yêu cầu truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Một số quy định đáng chú ý bao gồm:
- Cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, sầu riêng: Phải đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và chứng minh sản phẩm không liên quan đến phá rừng.
- Rau quả: Cần tuân thủ các quy định về vệ sinh thực vật (phytosanitary) và kiểm dịch nghiêm ngặt.
Để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động áp dụng các tiêu chuẩn ESG. Việc đạt được chứng chỉ ESG sẽ giúp Doanh nghiệp:
- Giảm thiểu rủi ro pháp lý: Đảm bảo tuân thủ các quy định mới, tránh bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Nâng cao uy tín thương hiệu: Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.
- Mở rộng thị trường: Tiếp cận các thị trường có yêu cầu cao về bền vững như EU, Mỹ.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Khách hàng ngày càng ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất một cách bền vững.
Để biết thêm chi tiết về quy trình đăng ký chứng chỉ ESG, cá nhân hoặc Doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể tham khảo bài viết: “Hướng dẫn quy trình đăng ký chứng chỉ ESG Registered D&B cho công ty xuất khẩu hàng hóa sang EU”.
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đang đặt ra áp lực lớn đối với các ngành công nghiệp sản xuất xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, v.v. Kể từ tháng 10/2023, CBAM đã chính thức được áp dụng, yêu cầu các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng khí thải carbon và mua chứng chỉ phát thải nếu sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Dự kiến, phạm vi áp dụng của CBAM sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi áp dụng, bao gồm cả các sản phẩm như hóa chất hữu cơ, nhựa và ammonia.
Để duy trì khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, các Doanh nghiệp công nghiệp nặng cần nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững. Việc đạt được chứng chỉ ESG sẽ giúp Doanh nghiệp:
- Tuân thủ quy định quốc tế: Dễ dàng tiếp cận thị trường EU, Mỹ với các yêu cầu nghiêm ngặt.
- Tạo dựng lợi thế cạnh tranh: Nâng cao uy tín với các sản phẩm và quy trình thân thiện môi trường.
- Thu hút vốn đầu tư xanh: Nhiều quỹ đầu tư hiện ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn ESG.
Nếu cần thêm thông tin chi tiết về lộ trình đăng ký chứng chỉ ESG, Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, v.v. có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn đăng ký chứng chỉ ESG cho công ty Holding.
Xu hướng sản xuất tuần hoàn đang làm thay đổi sâu sắc ngành dệt may toàn cầu. EU đang dẫn đầu xu hướng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Một số yêu cầu nổi bật trong chiến lược dệt may bền vững của EU bao gồm:
- Sản phẩm có tuổi thọ cao, dễ sửa chữa và tái chế: Các sản phẩm dệt may cần đảm bảo tính bền vững, không chứa chất độc hại, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
- Trách nhiệm toàn bộ vòng đời sản phẩm: Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ đến xử lý rác thải. Điều này bao gồm hạn chế việc đốt hoặc chôn lấp rác thải dệt may.
- Phát triển sản xuất tuần hoàn: Biến chất thải thành tài nguyên mới, thúc đẩy việc tái sử dụng và tái chế nguyên liệu.
Để thực hiện các mục tiêu này, EU đã đề ra chiến lược mới cho ngành dệt may, trong đó bao gồm các biện pháp pháp lý mới nhằm tăng tính tuần hoàn. Các chỉ thị mới liên quan đến độ bền sản phẩm và quyền sửa chữa cũng được đưa ra. Đặc biệt, EU đang xem xét việc áp dụng EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) trên toàn khu vực đối với các sản phẩm may mặc.
Đồng thời, xu hướng tiêu dùng đang dần chuyển sang các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Điều này tạo ra áp lực lẫn cơ hội lớn cho các Doanh nghiệp dệt may.
Để thích ứng với những thay đổi này và mở rộng thị trường xuất khẩu, các Doanh nghiệp dệt may cần chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững. Việc đạt được chứng chỉ ESG sẽ giúp Doanh nghiệp:
- Tuân thủ quy định: Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của EU và các thị trường khác có tiêu chuẩn cao về bền vững.
- Nâng cao giá trị sản phẩm: Các sản phẩm dệt may có chứng chỉ ESG thường được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, giúp tăng giá trị và lợi nhuận.
- Thu hút đầu tư xanh: Nhiều quỹ đầu tư đang ưu tiên các Doanh nghiệp tuân thủ ESG.
- Xây dựng thương hiệu: Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội.
2. Global Link Asia Consulting – Đồng hành cùng Doanh nghiệp đăng ký chứng chỉ ESG quốc tế
Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp nhanh chóng đạt chứng chỉ ESG quốc tế với các giải pháp sau:
- Tư vấn chiến lược ESG phù hợp với ngành nghề và mục tiêu của Doanh nghiệp.
- Thành lập công ty nước ngoài tại Singapore. Hồng Kông, Mỹ, v.v. nhằm đáp ứng các điều kiện đăng ký chứng chỉ ESG.
- Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký chứng chỉ ESG theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và chính xác.
- Thực hiện báo cáo thuế, kế toán, và báo cáo tài chính cho công ty nước ngoài, đáp ứng yêu cầu minh bạch và tuân thủ các quy định quốc tế.
- Hỗ trợ Doanh nghiệp trong suốt quá trình kiểm tra, đánh giá, đảm bảo đạt chứng chỉ ESG nhanh chóng và hiệu quả.
Hãy liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting để dẫn đầu xu hướng phát triển bền vững, mở rộng cơ hội thị trường và thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế khi đăng ký chứng chỉ ESG nhanh chóng, hiệu quả.
3. Câu hỏi thường gặp về đăng ký chứng chỉ ESG quốc tế
Ngành công nghiệp nặng, năng lượng tái tạo, xuất khẩu gỗ, xuất nhập khẩu, và dệt may là những lĩnh vực hàng đầu nên đăng ký ESG để duy trì lợi thế cạnh tranh.
ESG không phải là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả Doanh nghiệp, nhưng đối với các Doanh nghiệp muốn mở rộng ra thị trường quốc tế hoặc thu hút đầu tư từ các quỹ xanh, chứng chỉ ESG là điều kiện cần thiết.
Các tổ chức chứng nhận độc lập hoặc các cơ quan uy tín quốc tế cấp chứng chỉ ESG. Trong đó D&B là một trong những đơn vị uy tín cấp chứng chỉ ESG Registered quốc tế. Liên hệ với Global Link Asia Consulting để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết đăng ký chứng chỉ ESG Registered.
Doanh nghiệp không đăng ký ESG có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường quốc tế, mất cơ hội thu hút đầu tư và có thể bị loại khỏi các chuỗi cung ứng yêu cầu tiêu chuẩn bền vững.
Global Link Asia Consulting cung cấp dịch vụ trọn gói từ tư vấn, nộp hồ sơ đến hỗ trợ Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ESG nhanh chóng và hiệu quả.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 17 tháng 01 năm 2025. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.