Hiện nay, để phát triển website và thu hút khách hàng, nhiều doanh nghiệp/ cá nhân đã quá tập trung vào nội dung và thiết kế mà quên mất đảm bảo tính bảo mật cho các truy cập, giao dịch trên website của mình, dẫn đến việc thông tin doanh nghiệp và khách hàng bị đánh cắp. Thuyết phục được khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình là quan trọng, nhưng tạo cho khách niềm tin khi thực hiện giao dịch mới chính là mấu chốt trong kinh doanh, chứng chỉ SSl đã ra đời nhằm giải quyết yêu cầu bảo mật thông tin trực tuyến. Bài viết sau bởi Global Link Asia Consulting sẽ giới thiệu về chứng chỉ SSL và lợi ích của chứng chỉ SSL, cũng như cung cấp thông tin về dịch vụ hỗ trợ đăng ký SSL.
1. Chứng chỉ SSL là gì?
1.1. Chứng chỉ SSL ( SSL certificate) là gì?
SSL (Secure Sockets Layer) là công nghệ mã hóa giúp trao đổi dữ liệu giữa máy chủ web và máy tính cá nhân luôn luôn được bảo mật và an toàn. SSL đảm bảo việc trao đổi thông tin không thể bị khai thác và giải mã bởi đối tượng thứ ba. Ngoài ra SSL còn có nhiệm vụ như chứng thực Website, bảo mật FTP, Mail Service, VPN, v.v. và rất nhiều ứng dụng khác.
Khi Doanh nghiệp nhìn thấy biểu tượng ổ khóa bên cạnh đường link URL trong thanh tìm kiếm, điều đó có nghĩ rằng SSL đã bảo vệ webstie doanh nghiệp đang truy cập.
Chứng chỉ SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát (Certificate Authority) có uy tín trên toàn thế giới sau khi đã xác minh thông tin về chủ thể đăng ký rất kỹ càng, mang lại mức độ tin cậy cao cho người dùng Internet và tạo nên giá trị cho các website doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
1.2. Có bao nhiêu loại chứng chỉ SSL?
Hiện nay, thị trường có nhiều loại chứng chỉ SSL khác nhau với các cấp độ và mục đích xác thực khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của công ty, Doanh nghiệp có thể tìm thấy chứng chỉ SSL phù hợp với website nhất.
Sáu loại SSL là:
- Chứng chỉ SSL ở cấp độ tên miền (Domain Validated - DV SSL): Loại chứng chỉ này chỉ để xác minh quyền sở hữu tên miền.
- Chứng chỉ SSL ở cấp độ doanh nghiệp/tổ chức (Organization Validated OV SSL): Chứng chỉ này không chỉ xác minh quyền sở hữu tên miền mà còn cả tính hợp pháp của tổ chức
- Chứng chỉ SSL ở cấp độ doanh nghiệp/tổ chức mở rộng (Extended Validation-EV SSL): Chứng chỉ EV cung cấp mức độ xác thực và tin cậy cao nhất.
- Chứng chỉ SSL Wildcard (Wildcard SSL Certificate): Chứng chỉ này hỗ trợ bảo vệ website với nhiều tên miền phụ với tên miền chính (a.com, help.a.com), giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả cho các trang web có nhiều tên miền phụ.
- Chứng chỉ SSL đa miền (SAN SSL hay Multi-Domain SSL ) hoặc UCC Chứng chỉ truyền thông hợp nhất (UCC-Unified Communications Certificates): Chứng chỉ này bảo mật nhiều tên miền trong một chứng chỉ duy nhất ( A.com, B.com, C.com)
- Chứng chỉ SSL ký mã (Code Signing SSL): Chứng chỉ này được sử dụng để ký và xác thực phần mềm hoặc mã chưa bị thay đổi, tác động.
1.3. Chứng chỉ SSL chứa thông tin gì?
Chứng chỉ SSL chứa các thông tin sau:
- Tên miền: Tên miền của trang web được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL;
- Cơ quan cấp chứng chỉ: Cơ quan cấp chứng chỉ là tổ chức đã cấp chứng chỉ SSL;
- Chữ ký số: Chữ ký số của cơ quan cấp chứng chỉ;
- Ngày cấp: Ngày chứng chỉ SSL được cấp;
- Ngày hết hạn: Ngày chứng chỉ SSL hết hạn;
- Khóa công khai: Khóa công khai được sử dụng để mã hóa dữ liệu;
- Phiên bản SSL: Phiên bản của giao thức SSL được sử dụng bởi chứng chỉ SSL.
Ngoài ra, một số chứng chỉ SSL còn có thể chứa các thông tin bổ sung, chẳng hạn như:
- Tên tổ chức: Tên tổ chức sở hữu trang web được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL;
- Địa chỉ tổ chức: Địa chỉ của tổ chức sở hữu trang web được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL;
- Số điện thoại: Số điện thoại của tổ chức sở hữu trang web được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL.
2. Vì sao nên đăng ký chứng chỉ SSL?
Đăng ký chứng chỉ SSL không chỉ là một lựa chọn, mà là một bước quan trọng đối với bất kỳ trang web nào. SSL không chỉ là một biện pháp bảo mật mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng mà mọi chủ sở hữu website nên cân nhắc.
Bản cập nhật trình duyệt web Chrome 68 của Google, với việc thêm tính năng cảnh báo các trang web có mức độ không an toàn. Khi người dùng truy cập vào một trang web dựa trên kết nối HTTP, trình duyệt sẽ đánh dấu "Không an toàn" (Not Secure). Bên cạnh đó Google Chrome 68 đã yêu cầu người dùng cài đặt HTTPS trên website.
Tất cả các thông tin liên lạc được gửi qua các kết nối HTTP có thể bị đánh cắp bởi bất kỳ hacker nào đột nhập được vào kết nối giữa trình duyệt và trang web của bạn. Đây sẽ là một mối đe dọa lớn nếu bạn gửi hay nhận qua trang web các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu, chi tiết thẻ tín dụng, v.v.
Cảnh báo của Google đối với website chưa cài đặt SSL
Với kết nối HTTPS, tất cả các thông tin liên lạc đều được mã hóa an toàn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi ai đó đã đột nhập vào kết nối, họ sẽ không thể giải mã bất kỳ dữ liệu nào đi qua giữa trình duyệt và trang web. Các trang HTTPS thường sử dụng một trong hai giao thức bảo mật để mã hóa thông tin liên lạc - SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security).
Khi yêu cầu kết nối HTTPS với trang web, đầu tiên trang web sẽ gửi chứng chỉ SSL tới trình duyệt của bạn. Chứng chỉ này chứa khóa công khai cần thiết để bắt đầu phiên bảo mật.
Khi sử dụng chứng chỉ SSL đáng tin cậy trong quá trình kết nối HTTPS, người dùng sẽ thấy biểu tượng ổ khóa trong thanh địa chỉ kèm dòng chữ “Bảo mật” (Secure) của trình duyệt. Khi chứng chỉ Extended Validation Certificate (EV SSL) được cài đặt trên một trang web, sau biểu tượng ổ khóa sẽ xuất hiện tên doanh nghiệp trên thanh địa chỉ.
Thanh địa chỉ của website đã cài đặt SSL
Thanh địa chỉ của website đã cài đặt EV SSL
Hiện nay, đa phần các website đều cài đặt chứng chỉ SSL, đặc biệt là các website thương mại điện tử, dropshipping, tài chính, ngân hàng, v.v. Khi người dùng được yêu cầu nhập thông tin cá nhân và tài chính, chẳng hạn như số thẻ tín dụng, số an sinh xã hội và địa chỉ, v.v. Nếu không có chứng chỉ SSL, thông tin này có thể bị tin tặc chặn và sử dụng cho mục đích xấu.
Người dùng đang ngày càng hiểu rõ và quan tâm hơn đến an ninh mạng. Theo lẽ tự nhiên, khách hàng muốn biết thao tác trực tuyến của họ đang được bảo vệ. SSL là một cách hoàn hảo để cho mọi người biết hệ thống an toàn như thế nào, làm tăng tính chuyên nghiệp của bất kỳ website nào sử dụng nó.
Việc này cũng hoàn toàn đúng với những website thương mại điện tử khi mô hình kinh doanh dựa vào những thông tin nhạy cảm cao, như là thẻ tin dụng. Chuẩn PCI (Payment card industry) đòi hỏi giao thức thanh toán online thông qua SSL phải ít nhất được mã hóa 128 bit. Việc này giúp giao dịch trực tuyến được an toàn – một cách quảng cáo tốt cho nhãn hàng kinh doanh của bạn.
Hiển thị dưới đây khi người dùng truy cập vào website không cài đặt SSL, khả năng cao, khách hàng sẽ thoát trang ngay khi thấy thông báo “Không an toàn” trên thanh địa chỉ trình duyệt của website.
Thông báo "Không an toàn" trên thanh địa chỉ trình duyệt của website
Một vài công ty tốn rất nhiều tài nguyên cho việc SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) mà không nhận ra chỉ cần làm một việc đơn giản là cài đặt SSL là có thể tăng thứ hạng trên Google search ngay. Google đã chọn SSL là một trong những yếu tố xếp hạng cho thuật toán PageRank của họ. Vì vậy, nếu như mọi điểm đều giống nhau, một website có đăng ký SSL sẽ có thứ hạng cao hơn những website không cài trên Google Search.
Google vẫn đang nhấn mạnh vào khác yếu tố khác, như nội dung, để xếp hạng website, nhưng SSL vẫn là cách tốt để gia cố thêm cho việc SEO của bạn.
Tính đến tháng 10/2023, https là công nghệ bảo mật tiêu chuẩn được 84,5% trang web trên web áp dụng.
Trong một số lĩnh vực, việc sở hữu chứng chỉ SSL trở thành điều kiện bắt buộc để đảm bảo tuân thủ các quy định. Chẳng hạn, các trang web xử lý giao dịch thẻ tín dụng phải tuân thủ Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán (PCI DSS). Tiêu chuẩn này yêu cầu rằng mọi thông tin nhạy cảm phải được truyền qua kết nối an toàn. Việc không tuân thủ các quy định này có thể dẫn đến việc bị phạt mức cao và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng.
Vì vậy, các ngân hàng như Sagicor Bank, National Commercial Bank (NCB) và First Global Bank (FGB) đã cung cấp giải pháp cổng thanh toán, và điều này đồng nghĩa rằng khách hàng sẽ không thể sử dụng các dịch vụ này nếu trang web của họ không có chứng chỉ SSL.
Tóm lại, khi sở hữu chứng chỉ SSL, Doanh nghiệp nhận được:
- Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã;
- Toàn vẹn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi tin tặc;
- Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình;
- Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp;
- Hỗ trợ tốt cho SEO do được Google và các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn trên kết quả tìm kiếm;
- Chống lừa đảo & tăng sự tin tưởng với khách hàng;
- Bảo mật VPN Access Servers, Citrix Access Gateway, Control panel;
- Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và Doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống;
- Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange;
- Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet, v.v.
3. Vì sao nên sử dụng dịch vụ hỗ trợ đăng kí chứng chỉ SSL của Global Link Asia Consulting?
NếuDoanh nghiệp còn lo ngại về chi phí mua SSL, dịch vụ đăng ký và cài đặt SSL cho website, thì liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Global Link Asia Consulting cung cấp dịch vụ hosting, domain, thiết kế website nói chung đăng ký SSL nói riêng giá phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng với sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình đến từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Với các Cá nhân kinh doanh/Doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy trình đăng ký và xác thực SSL sẽ không quá phức tạp như khi mua EV SSL. Global Link Asia Consulting sẽ giúp đăng ký chứng thư số SSL với đơn vị cấp phát chứng thư uy tín và hỗ trợ trong suốt quá trình xác thực đăng ký.
Các website của các, tập đoàn và tổ chức có uy tín đã sử dụng chứng chỉ SSL. Vì vậy, việc đăng ký chứng chỉ SSL là điều cần thiết để bảo vệ dữ liệu của khách hàng và người dùng, tăng cường sự tin cậy và tăng thứ hạng SEO cho trang web của Doanh nghiệp.
4. Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp hoàn thành việc xác thực SSL hợp pháp như thế nào?
Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp:
- Hỗ trợ Doanh nghiệp đăng kí và xác thực chứng chỉ SSL một cách nhanh chóng và dễ dàng;
- Hỗ trợ Doanh nghiệp tránh được những sai sót trong quá trình đăng kí và xác thực chứng chỉ SSL;
- Tư vấn Doanh nghiệp về tính bảo mật của chứng chỉ SSL.
- Tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp về hosting, domain, thiết kế website, số phone quốc tế
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có nhu cầu đăng kí và xác thực dịch vụ SSL doanh nghiệp tại Singapore nên cân nhắc sử dụng dịch vụ hỗ trợ đăng kí và xác thực dịch vụ SSL doanh nghiệp của Global Link Asia Consulting để tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo tính bảo mật của chứng chỉ SSL.
5.
Các câu hỏi thường gặp khi Doanh nghiệp đăng ký chứng chỉ SSL cho website?
SSL (Secure Sockets Layer) là công nghệ mã hóa giúp trao đổi dữ liệu giữa máy chủ web và máy tính cá nhân luôn luôn được bảo mật và an toàn. SSL đảm bảo việc trao đổi thông tin không thể bị khai thác và giải mã bởi đối tượng thứ ba. Ngoài ra SSL còn có nhiệm vụ như chứng thực Website, bảo mật FTP, Mail Service, VPN, v.v. và rất nhiều ứng dụng khác.
Để kiểm tra xem một trang web có được mã hóa SSL hay không, Doanh nghiệp có thể kiểm tra các dấu hiệu chính này hoặc sử dụng công cụ kiểm tra SSL miễn phí trực tuyến
- "https://" chứ không phải "http://" ;
- Biểu tượng ổ khóa trong thanh URL;
- Nhấp vào biểu tượng ổ khóa để xem nó có hiển thị “chứng chỉ xác thực” và ngày đăng ký.
Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký tên miền quốc gia tại đất nước mà Doanh nghiệp thành lập công ty như Singapore (.sg), Hồng Kông (.hk), Mỹ (.us) và các quốc gia khác.
Việc đăng ký tên miền theo quốc gia mang lại rất nhiều lợi ích cho website công ty. ( hyper link đến bài theo đăng ký tên miền quốc gia).
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 17 tháng 08 năm 2018. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.