Chọn ngôn ngữ của bạn

  • Quốc gia: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia
  • Dịch vụ: Thành lập công ty nước ngoài
  • Rating Count: 10
  • Rating Value: 5

Trong hành trình xây dựng thương hiệu thời trang Việt Nam tại thị trường quốc tế nói chung và thị trường Đông Nam Á nói riêng, việc xác định quốc gia nào là quốc gia đầu tiên để vươn ra thế giới và xây dựng thương hiệu thời trang chính là chìa khóa mở khóa thành công bên vững cho các chủ kinh doanh quần áo.

Trong bài viết sau đây, Global Link Asia Consulting sẽ giúp các Doanh nghiệp:

  • Làm sáng tỏ triển vọng, cơ hội hấp dẫn khi mở của hàng thời trang tại khu vực Đông Nam Á đầy năng động;
  • Làm rõ đâu là các thách thức, khó khăn Doanh nghiệp cần đối mặt trên hành trình vươn ra thế giới.

1. Sức hấp dẫn của thị trường thời trang Đông Nam Á (SEA)

Đông Nam Á, bao gồm các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, và các quốc gia khác, đang chứng kiến ​​sự tăng trưởng nhanh chóng trong ngành thời trang nội địa.

Với lượng người tiêu dùng nam nữ yêu thích thời trang và tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, khu vực Đông Nam Á mang đến triển vọng hấp dẫn cho các doanh nghiệp quốc tế.

Sau đây là 5 yêu tố giải thích vì sao ngày càng nhiều các Doanh nghiệp phát triển thương hiệu, thành lập công ty và shop thời trang, quần áo tại các quốc gia Đông Nam Á

1.1. Sự gia tăng của hoạt động du lịch nội địa và giữa các quốc gia SEA

Theo báo cáo về hoạt động kinh tế số 2023 Đông Nam Á (e-Conomy SEA 2023) của Google, nhu cầu tìm kiếm các hoạt động vui chơi du lịch đã vượt qua mức độ tiền đại dịch COVID 2019, chỉ ra sự tăng trưởng về nhu cầu đi lại giữa các quốc gia Đông Nam Á khi công xuất các chuyến bay được mở rộng.

Đây chính là cơ hội cho các shop bán quần áo thời trang, cả nội địa và quốc tế, không chỉ tập trung vào việc gia tăng hoạt động kinh doanh của cửa hàng nội địa, mà còn là mở rộng việc kinh doanh sang các quốc gia có ngành du lịch rất phát triển như Singapore, Thái Lan, Indonesia để tiếp cận tệp khách hàng đi du lịch.

Xu hướng du lịch xuyên quốc gia Đông Nam ÁGia tăng hoạt động du lịch tại Đông Nam Á sau đại dịch 2019

1.2. Xu hướng chi tiêu của tầng lớp trung lưu, cao cấp (High value users) tại Đông Nam Á

Đối với các công ty kinh doanh shop thời trang và bán quần áo, việc tiếp cận tệp khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu, cao cấp tại Đông Nam Á là chiến lược cốt yếu để gia tăng lợi nhuận bền vững.

Đặc biệt, tệp khách hàng các Doanh nghiệp tập trung trọng điểm nằm tại các quốc gia như Singapore, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philiipines, Campuchia là nơi mà chi tiêu của người tiêu dùng cao cấp và trung lưu chiếm hơn 3/4 chi tiêu online.

Xu hướng chi tiêu của khách hàng cao cấp

Xu hướng chi tiêu của tệp khách hàng trung lưu và cao cấp là rất lớn

Không những thế, chi tiêu của tệp người tiêu dùng này cao hơn từ 5 đến 6 lần ở các danh mục Thiết yếu như thương mại điện tử, chuyển phát đồ ăn, đồ thiết yếu. Xu hướng chi tiêu này sẽ tiếp tục gia tăng trong các năm tới, cho thấy tính hiệu hoạt động tích cực của tệp khách hàng tiềm năng này.

Vì vậy, đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quần áo, việc dấu thân sang thị trường Đông Nam Á tập trung chiến lược vào tệp khách hàng trung lưu, cao cấp và sáng tạo phân khúc cho tệp khách hàng bình dân sẽ là chiến lược đúng đắn và lâu dài.

So sánh xu hướng chi tiêu giữa tệp khách hàng bình dân và cao cấp

Xu hướng chi tiêu của tệp khách hàng trung lưu, cao cấp gấp 5-6 lần tệp khách hàng khác

1.3. Xu hướng thời trang độc đáo, mới lạ của tầng lớp Gen Z Đông Nam Á

Bất kể là thời trang nam hay thời trang nữ, tệp khách hàng Gen Z có xu hướng lựa chọn thời trang thể hiện tính cách, cá tính và quan điểm bản thân cùng với nhu cầu về bảo vệ sức khỏe và hoạt động thể dục. Chính vì vậy, thời trang thể thao, đặc biệt là phong cách thời trang athleisure (kết hợp giữa thể thao và sự thoải mái) đã trở thành xu hướng hiện nay dành cho nhiều người dùng Gen Z.

Theo báo cáo của the Insight Partner về Dự báo thị trường thời trang thể thao đến năm 2028 - Phân tích toàn cầu và tác động của COVID-19 (Athleisure Market is expected to reach US$ 793.46 Billion by 2028) thị trường dự kiến sẽ tăng từ 411,02 tỷ USD vào năm 2021 lên 793,46 tỷ USD vào năm 2028 (CAGR khoảng 9.9% từ 2021 đến 2028).

Xu hướng thời trang này phản ánh rất rõ ràng ở trên các sàn thương mại điện tử, với gần 30% hàng hóa thể thao được bán ra trên sàn Zalora với giày thể thao là sản phẩm phổ biến nhất.

xu hướng mua hàng của thế hệ gen ZXu hướng mua quần áo thời trang của Gen-Z

1.4. Nhu cầu về thời trang bền vững tăng cao tại Đông Nam Á

Bên cạnh 4 yếu tố thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của ngành thời trang, quần áo tại Đông Nam Á kể trên, 1 yếu tố không kém phần quan trọng góp phần vào thói quen mua quần áo của người tiêu dùng hiện nay là vấn đề về bảo vệ môi trường.

Thực tế, theo nghiên cứu của Bain&Company, Khám phá nhu cầu bền vững của thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Unpacking Asia-Pacific Consumers’ New Love Affair with Sustainability), các thị trường phát triển nhanh ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam có xu hướng để ý tới yếu tố môi trường - xã hội hơn hẳn so với các thị trường phát triển hơn tại Châu Âu, Châu Mỹ.

Tệp khách hàng Đông Nam Á mua quần áo đang có yêu cầu ngày càng cao về các sản phẩm thời trang phản ánh sự bền vững. Đây không chỉ là xu hướng mua hàng thời trang tại Đông Nam Á nói riêng mà cả thế giới nói chung trong tương lai.

Chính vì vậy, xu hướng xây dựng mô hình hãng thời trang bền vững bắt đầu từ việc phát triển các phòng ban như nghiên cứu và phát triển (R&D) vật liệu xanh, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, kênh bán hàng đa dạng và các cơ sở sản xuất quần áo tự thân hiện đang là xu hướng phát triển cốt yếu của nhiều hãng thời trang quần áo.

Các Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm quần áo, thời trang cần chú ý điểm này khi phát triển việc kinh doanh ra các nước Đông Nam Á. 

1.5. Dịch vụ tài chính điện tử lên ngôi tại các quốc gia SEA

Đại dịch COVID 2019 đã giúp tăng tốc độ tiến bộ công nghệ và mức độ áp dụng công nghệ trong vô số ngành công nghiệp. Chính 2 yếu tố này góp phần xây dựng xu hướng người tiêu dùng càng trở nên tri thức và số hóa hơn bao giờ hết: Tại Đông Nam Á, ngay cả các vùng nông thôn đều đã được kết nối kỹ thuật số và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng điện thoại thay máy tính, laptops.

Bên cạnh đó, các dịch vụ thanh toán online ngày càng được áp dụng rộng rãi, phổ biến. Tổng giá trị giao dịch cho các thanh toán kỹ thuật số (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, liên tài khoản, ví điện tử, thanh toán QR) đạt mức 959 tỉ USD trong năm 2023 và dự kiến tăng gấp 2.2 lần trong năm 2025.

Thị trường công nghệ thanh toán phát triển bùng nổPhương thức thanh toán online ngày càng phổ biến 

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Statista (S. Ganbold, Aug 29, 2023), mức độ chấp thuận thanh toán điện tử gia tăng bùng nổ tại các quốc gia Đông Nam Á, gia tăng khả năng thanh toán và mua bán hàng hóa của người tiêu dùng thời trang nội địa và giữa các quốc gia trong khu vực.

Tỷ lệ sử dụng thanh toán online ở Đông Nam ÁTỷ lệ áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Đông Nam Á là rất cao

Có thể thấy, xu hướng thanh toán online là xu hướng tất yếu trong thời đại này, với việc thanh toán qua mã QR ngày càng tiện lợi, rộng rãi, và các phương pháp thánh toán đều được tích hợp tại đa số nền tảng.

Top 6 quốc gia Đông Nam Á mở công ty thời trang

Khám phá ngay top 6 quốc gia tiềm năng và quy trình chuẩn các thương hiệu thời trang lựa chọn để mở công ty và phát triển thương hiệu thời trang.

Tìm hiểu ngay: Top 6 quốc gia local brand không thể bỏ qua để mở công ty thời trang vươn mình ra quốc tế

2. Thách thức và khó khăn cho Doanh nghiệp dự định kinh doanh thời trang quốc tế

2.1. Mức độ cạnh tranh các công ty kinh doanh thời trang tại Đông Nam Á

Ngành thời trang ở Đông Nam Á là một ngành công nhiệp năng động, phát triển nhanh chóng nhưng cũng là phân khúc cạnh tranh rất khốc liệt, từ các phân khúc bình dân cho tới các phân khúc cao cấp, từ phân khúc thể thao cho tới phân khúc đường phố.

  • Thương hiệu thời trang quốc tế

Các đối thủ cạnh tranh quốc tế như H&M, Zara, Uniqlo, Nike, Adidas, có thị phần rộng lớn tại Đông Nam Á, mang đến đa dạng mẫu mã hàng hóa tới người dùng ở các mức chi phí khác nhau. Những thương hiệu này tận dụng lợi thế kinh tế quy mô (Economic of scale) và mạng lưới phân phối rộng khắp, để mang đến ưu thế về giá rõ rệt và khả năng phân phối.

  • Thương hiệu thời trang nhanh (Fast fashion)

Các thương hiệu thời trang nhanh như Shein và Fashion Nova đã trở nên vô cùng nổi tiếng ở Đông Nam Á nhờ giá thành rẻ và cập nhật xu hướng cực nhanh chóng. Đây là tệp đối thủ rất khó cạnh tranh vì họ nắm giữ tiềm lực sản xuất lớn và khả năng sao chép sản phẩm thần tốc. 

  • Các đối thủ cạnh tranh địa phương

Các đối thủ cạnh tranh sở hữu ưu thế về sân nhà, thấu hiểu nhu cầu và hiểu biết sâu sắc về thị trường địa phương với độ nhân diện thương hiệu nhất định. 

Tuy vậy , khó khăn các đối thủ này thường phải đối mặt với những thách thức trong việc mở rộng quy mô hoạt động và cạnh tranh với các gã khổng lồ toàn cầu về mức độ nhận biết thương hiệu.

Vì vậy, việc xác định phân khúc thời trang ngách (thời trang bền vững, thời trang phụ nữ cao cấp, thời trang cho dân đi làm) chính là giải pháp thường dùng giúp Doanh nghiệp nổi bật với lợi thế độc quyền tới tệp khách hàng mục tiêu.

Đây chính là chiến lược của thương hiệu thời trang nữ Love, Bonito áp dụng để kinh doanh tại Singapore và vươn ra các quốc gia trong khu vực.

2.2. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Ấn Độ để phân phối, sản xuất quần áo

Hiện nay, các thương hiệu thời trang quần áo khắp các Đông Nam Á tận dụng nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ từ các thị trường sản xuất quần áo, phụ kiện thời trang tại Ấn Độ, Trung Quốc, để tối ưu chi phí và tận dụng khả năng hậu cần và dịch vụ giao hàng tiên tiến. 

Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược lâu dài, bền vững khi mà vấn đề bảo vệ trí tuệ và lợi thế cạnh tranh là mối quan tâm hàng đầu của các hãng thời trang.

Ấn Độ là nhà sản xuất hàng dệt kỹ thuật lớn thứ 5 trên toàn thế giới với quy mô thị trường gần 22 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng lên tới 300 tỷ USD vào năm 2047. 

Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới (Quần áo, phụ kiện quần áo, sợi dệt và sản phẩm dệt nằm trong số những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc.

Trung tâm sản xuất quần áo ở Trung QuốcCơ sở sản xuất quần áo, sợi dệt ở Trung Quốc

Với lợi thế sân nhà vững mạnh và khả năng tận dung thiết kế, khuôn mẫu từ các thương hiệu quốc tế, các thương hiệu thời trang nội địa tại Trung Quốc và Ấn độ đang phát triển vững mạnh và đang có xu thế cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu nội địa tại các quốc gia Đông Nam Á.

Chính vì vậy, xu hướng chung của các công ty thời trang hiện nay là đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) và tập trung xây dựng khu xưởng sản xuất độc quyền của công ty, giảm thiểu chi phí tối đa, phát triển các kĩ thuật độc quyền nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tính độc đáo sản phẩm.

3. Tương lai ngành thời trang tại Đông Nam Á

Ngành thời trang Đông Nam Á đang sẵn sàng cho một tương lai năng động. Khu vực này, nơi có đông đảo người tiêu dùng trẻ online toàn phần và nền kinh tế số hóa, là cơ hội chín muồi để các Doanh nghiệp nắm bắt

Sự phát triển công nghệ và khả năng thanh toán cho phép hàng triệu người tiêu dùng ngoài các khu đô thị phát triển tận hưởng các đặc quyền mua sắm thực tế.

Với các xu hướng không thể thay đổi nêu trên, rất nhiều công ty thời trang đã tận dụng công nghệ tiên tiến như live streaming sử dụng AI, chuyển đổi ngôn ngữ, công nghệ thực tế ảo để tiếp cận tệp khách hàng rộng khắp Đông Nam Á này.

Các công ty ứng dụng AI để phân tích nhu cầu khách hàng, từ khâu gợi ý sản phẩm tư vấn mua hàng, cho tới thanh toán, ứng dụng AI giải phóng tiềm lực phát triển công ty trong khi vẫn mang đến trải nghiệm tiêu dùng cá nhân hóa hơn bao giờ hết.

Tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm là mối bận tâm hàng đầu của các công ty thời trang, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong thị trường ngày càng cạnh tranh, phức tạp.

Xu hướng bền vững và chú tâm sức khỏe an toàn là trọng tâm trong các năm tới, vì vậy, nhiều hãng thời trang hàng đầu bắt đầu cho ra đời các dạng quần áo bảo vệ cơ thể, chống tia cực tím nhưng vẫn đảm bảo khô thoáng như Uniqlo.

Trong tương lai gần, kinh doanh xuyên biên giới trong thị trường Đông Nam Á chính là xu hướng chính yếu của các công ty thời trang, góp phần tạo nên thị trường sôi động chưa từng có, ước tính đạt tới 58,69 tỷ USD năm 2028 (Market Insight Southeast Asia, Statista).

4. Global Link Asia Consutling hỗ trợ Doanh nghiệp thành lập công ty thời trang tại nước ngoài như thế nào?

Global Link Asia Consulting, với hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợcác công ty thành lập, vận hành và phát triển thành công sẽ là sự hỗ trợ đắc lực giúp Doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thời trang thành công tại nước ngoài

Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp trọn gói, từ A đến Z. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp xử lý các vấn đề còn lại:

5. Câu hỏi thường gặp về mở công ty kinh doanh thời trang ở Đông Nam Á

Làm thế nào để ghi nhận doanh thu hiệu quả khi kinh doanh thời trang, quần áo tại Singapore hay các quốc gia khác trong khu vực?

Sử dụng phần mềm kế toán phù hợp

Doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng các phần mềm kế toán chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế được công nhận bởi chính phủ Singapore như QuickBooks. Phần mềm kế toán phù hợp giúp việc tuân thủ theo yêu cầu chính phủ dễ dàng cũng như việc quản trị dữ liệu tài chính chính xác, tự động hóa.

Global Link Asia Consulting là chuyên gia tư vấn tiên phong với hơn 10 năm kinh nghiệm, là đối tác tin cậy đồng hành cùng hơn 750 doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp và tạo sự đột phá trên thị trường quốc tế.

Global Link Asia Consulting chuyên tư vấn chiến lược và hỗ trợ thành lập công ty tại hơn 10 quốc gia khác nhau, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận hành trọn gói từ A - Z, bao gồm:

Hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia 5-25 năm kinh nghiệm với các chứng chỉ chuẩn quốc tế, đối tác trực tiếp OCBC, UOB, DBS, PayPal, Stripe và bề dày hỗ trợ hơn 750 khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô, Global Link Asia Consulting tự hào cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đúng luật, minh bạch, không chi phí ẩn, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển đột phá và vững bền.

Hơn 700 khách hàng
+700
Khách hàng
10 năm kinh nghiệm
+10 năm
Kinh nghiệm
Giải thưởng uy tín
Top 10
Thương hiệu Châu Á
Thu gọn Mở rộng


Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 22 tháng 05 năm 2024. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.