Thành lập công ty Fintech tại Singapore là một lựa chọn phổ biến đối với các nhà đầu tư, Doanh nghiệp đam mê sáng tạo công nghệ tài chính. Với vị thế là một trong những trung tâm tài chính quốc tế và là một trong những điểm nóng của ngành công nghệ tài chính (Fintech) trên toàn thế giới, Singapore là nơi lý tưởng để khởi đầu và phát triển các dự án Fintech đầy tiềm năng.
Trong bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ chia sẻ lý do tại sao nên thành lập công ty Fintech tại Singaporeh và quy trình thành lập công ty Fintech tại Singapore thành công.
1. Fintech và chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực Fintech tại Singapore
Fintech viết tắt của từ Financial Technology (Ứng dụng Công nghệ vào tài chính).
Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm.
- Nhóm thứ nhất là những công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup;
- Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng back-office hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính, cung cấp giải pháp cho các công ty trên thị trường.
Ứng dụng Fintech đã thành công trong việc tạo ra một số phân khúc kinh doanh khác nhau để dễ xử lý hơn nhiều khi nói đến ngành tài chính. Các dự án Fintech ở Singapore bao gồm các lĩnh vực như:
- Thanh toán kỹ thuật số: GrabPay, Gojek, Android Pay;
- Tài khoản ngân hàng số: Aspire, FOMO;
- Quản lý tài sản: StashAway, Endowus;
- Insurtech: Policypal, GoBear;
- Vay tài chính;
- Regtech: Acuity Trading, InvoiceInterchange.
Chỉ riêng thị phần Fintech vào năm 2022 đã trị giá 194,1 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 16,8% để đạt 492,81 tỷ USD vào năm 2032.
Trong năm 2022, Singapore đã có hơn 1,000 công ty đăng ký và hoạt động trong lĩnh vực Fintech, thuộc các phân khúc sau:
- Thanh toán (31%)
- Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng Fintech (18%)
- Regtech (17%)
- Quản lý tài chính (15%)
Các lĩnh vực hoạt động Fintech của Singapore. Nguồn: Fintech’s state of play, PwC, Singapore Fintech Association, 2022
Hiện nay, Singapore vẫn đang không ngừng ban hành các chính sách khác nhau để thúc đẩy và khuyến khích phát triển lĩnh vực Fintech.
Singapore có nguồn tài trợ mạnh mẽ từ khu vực công và tư nhân để thúc đẩy hệ sinh thái Fintech. Để giúp các công ty khởi nghiệp phát triển trong giai đoạn đầu kinh doanh, chính phủ đã giới thiệu chương trình Startup SG, cung cấp nhiều loại tài trợ khác nhau cho các Doanh nghiệp ở Singapore.
Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (Money Authority of Singapore (“MAS”)) là cơ quản quán lý tất các các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Fintech, đã giới thiệu nhiều chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp Fintech như:
- Thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực tài chính (Financial Sector Technology and Innovation (“FSTI”)) cung cấp hỗ trợ cho việc thử nghiệm, phát triển và phổ biến các công nghệ đổi mới non trẻ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Chương trình FSTI có hiệu lực đến tháng 3 năm 2026.
- Thành lập các phòng thí nghiệm đổi mới, Quỹ phát triển doanh nghiệp do Enterprise Singapore điều hành. MAS cũng tổ chức Lễ hội Fintech Singapore hàng năm, đóng vai trò là quan trọng cho sự hợp tác về Fintech.
Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã ra mắt:
- Chương trình Fintech Sandbox, giúp nới lỏng các quy định để cho phép các tổ chức tài chính và người tham gia đầu tư phi tài chính thử nghiệm các sản phẩm Fintech trong một không gian và thời gian được xác định rõ ràng. Tiếp theo là hai lần lặp lại, Sandbox Express (2019) và Sandbox Plus (2022).
- Chương trình ESG Impact Hub vào ngày 5 tháng 10 năm 2022, nhằm để thúc đẩy sự hợp tác và hợp tác giữa các công ty khởi nghiệp Fintech và các nhà cung cấp giải pháp, tổ chức tài chính và các bên liên quan trong nền kinh tế hiện nay.
Ngoài ra, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được hưởng các chương trình hỗ trợ như: tín dụng Doanh nghiệp SkillsFuture (SFEC), tài trợ giải pháp năng suất (PSG), MRA và Trợ cấp Phát triển Doanh nghiệp (EDG), v.v. Các chính sách và chương trình này đã góp phần tạo dựng cho Singapore một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các công ty Fintech.
2. Các lý do Singapore là quốc gia tiềm năng trong lĩnh vực Fintech
Hiện nay, rất nhiều dự án liên quan đến Fintech đang được triển khai tại châu Á. Bên cạnh đó, Singapore được ví như vùng đất khởi nghiệp "vàng" cho Doanh nghiệp phần mềm trong kỷ nguyên Fintech nên mọi tâm điểm đều hướng về Singapore nơi chi phối phần lớn thị trường tài chính toàn cầu. Chính vì vậy, Doanh nghiệp Fintech khi thành lập công ty tại Singapore sẽ dễ dàng giao dịch, nhận đầu tư từ các tổ chức tài chính lớn của thế giới.
Nhiều kĩ sư châu Á có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực Fintech tại Singapore vì nhiều công ty công nghệ lớn của thế giới như: Google, Facebook, IBM, v.v. đã chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở hoạt động.
Chính vì vậy, Doanh nghiệp Fintech khi thành lập công ty tại Singapore sẽ dễ dàng kêu gọi, tuyển dụng nhân tài phát triển hệ thống Fintech.
Ngoài ra, Singapore được xem như phòng thí nghiệm lớn. Tại đây, Doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất từ cơ sở hạ tầng đến kỹ thuật công nghệ để thực hiện những ý tưởng mới, đồng thời kiểm tra trao đổi ý tưởng cùng với đối tác hoặc khách hàng và mở rộng sang các thị trường xung quanh.
Singapore có cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, bao gồm mạng lưới internet tốc độ cao, hệ thống thanh toán điện tử, v.v. Điều này giúp các Doanh nghiệp và nhân viên có thể làm việc hiệu quả và thuận tiện.
Một số lợi ích khác của việc đầu tư kinh doanh tại Singapore: quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu tư nhân được pháp luật bảo vệ tối đa, sự minh bạch của các mối quan hệ tài chính được đảm bảo cũng như các chính sách ưu đãi về thuế hấp dẫn cho các doanh.
Môi trường pháp lý ở Singapore đã và đang tiếp tục là nhân tố quan trọng đằng sau sự thành công của ngành Fintech. Tính minh bạch và nhất quán của các cơ quan quản lý là yếu tố quan trọng được các Fintech cân nhắc khi họ đánh giá địa điểm phù hợp nhất để đặt trụ sở toàn cầu hoặc khu vực.
Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh, các Doanh nghiệp Fintech có thể được quản lý theo:
- Đạo luật Chứng khoán và Hợp đồng tương lai hay còn gọi là Securities and Futures Act 2001 (SFA)
- Đạo luật Cố vấn Tài chính 2001 (FAA) hay còn gọi là Financial Advisers Act 2001
- Luật doanh nghiệp Singapore hay còn gọi là The Companies Act
- Luật chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố
Singapore là một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực Fintech. Chính phủ Singapore đã triển khai nhiều chính sách và chương trình nhằm thúc đẩy và khuyến khích phát triển lĩnh vực này.
3. Những yêu cầu khi thành lập một công ty khởi nghiệp Fintech
Để thành lập công ty Fintech tại Singapore, các công ty cần phải có giấy phép kinh doanh do Cơ quan đăng ký doanh nghiệp Singapore (ACRA) cấp. Ngoài ra, các công ty Fintech có thể cần phải có một số giấy phép khác do Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cấp, tùy thuộc vào loại hình dịch vụ Fintech mà công ty cung cấp.
Giấy phép dịch vụ thị trường vốn (Capital Markets Services ("CMS") Licence)
Một công ty phải có giấy phép dịch vụ thị trường vốn (CMS) để thực hiện các hoạt động được quy định theo SFA. Giấy phép này chỉ bắt buộc đối với các công ty cung cấp một số dịch vụ nhất định, bao gồm các hoạt động sau:
- Kinh doanh các sản phẩm thị trường vốn;
- Tư vấn về tài chính doanh nghiệp;
- Quản lý quỹ;
- Quản lý ủy thác đầu tư bất động sản;
- Tài trợ chứng khoán;
- Cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán.
Vì vậy, nếu Doanh nghiệp có dự định thành lập công ty Fintech tại Singapore hoạt động trong các lĩnh vực kể trên thì phải có giấy phép CMS.
Giấy phép cố vấn tài chính (Financial advisors ("FA")) theo Đạo luật cố vấn tài chính (FAA)
Các công ty Fintech Singapore cần có giấy phép cố vấn tài chính nếu công ty thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính theo Đạo luật Cố vấn Tài chính 2001 (FAA) hay còn gọi là Financial Advisers Act 2001.
Các dịch vụ tư vấn tài chính bao gồm:
- Ban hành các phân tích nghiên cứu hoặc báo cáo nghiên cứu liên quan đến sản phẩm đầu tư;
- Tư vấn về các sản phẩm đầu tư không liên quan đến tư vấn tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn tài chính khác như bảo hiểm, quỹ đầu tư, v.v.
Ở Singapore, không có một đạo luật chung nào điều chỉnh các hoạt động kinh doanh Fintech. Khung pháp lý hiện hành phụ thuộc vào việc liệu bản chất của các sản phẩm hoặc dịch vụ Fintech có nằm trong phạm vi hoạt động tài chính được quản lý hay không.
Các đạo luật sau đây có thể có liên quan:
- Đạo luật Dịch vụ thanh toán 2019 (PSA);
- Đạo luật Chứng khoán và Hợp đồng tương lai 2001 (SFA);
- Đạo luật Cố vấn tài chính 2001 (FAA);
- Đạo luật Ngân hàng 1970;
- Đạo luật Bảo hiểm 1966;
- Đạo luật cho vay tiền năm 2008;
- Đạo luật Công ty năm 1967;
- Đạo luật Tiền tệ năm 1967;
- Đạo luật thương mại hàng hóa 1992 (CTA);
- Đạo luật chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT);
- Đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) 2012.
4. Quy trình thành lập công ty Fintech tại Singapore tại Global Link Asia Consulting
Đối với các Cá nhân/Doanh nghiệp có kế hoạch thành lập công ty tại Singapore để hoạt động trong lĩnh vực Fintech, việc hiểu tìm hiểu về các chính sách của chính phủ Singapore về Fintech là điều rất cần thiết.
Tuy nhiên, để tiến sâu hơn vào thị trường Fintech tại Singapore và phát triển lâu dài đòi hỏi chủ Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quy trình thành lập công lập công ty, nghiên cứu thị trường. Lúc này, tìm đến một cố vấn kinh doanh có chuyên môn vững chắc về việc thành lập công ty tại Singapore và nghiên cứu thị trường tại đây được xem là một giải pháp hợp lý và cần thiết hơn bao giờ hết.
Global Link Asia Consulting là đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Singapore chuyên hỗ trợ các công ty Fintech thành lập và hoạt động tại Singapore với hơn 10 năm kinh nghiệm, đã hỗ trợ thành cho cho hơn 750 doanh nghiệp. Quy trình thành lập công ty Fintech tại Singapore của Global Link Asia Consulting bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tư vấn và đánh giá nhu cầu
Global Link Asia Consulting sẽ tiến hành tư vấn và đánh giá nhu cầu của khách hàng để xác định loại hình công ty Fintech phù hợp và các giấy phép cần thiết.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty Fintech, bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập công ty, giấy phép hoạt động công ty
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/cổ đông
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của thành viên/cổ đông
- Giấy phép kinh doanh (nếu có)
Bước 3: Nộp hồ sơ
Global Link Asia Consulting sẽ nộp hồ sơ thành lập công ty Fintech lên Cơ quan đăng ký doanh nghiệp Singapore (ACRA).
Bước 4: Cấp giấy phép thành lập công ty
Sau khi hồ sơ được chấp thuận, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp Singapore (ACRA) sẽ cấp giấy phép thành lập công ty Fintech.
Bước 5: Hỗ trợ sau thành lập
Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục sau thành lập, bao gồm:
- Tư vấn và Đăng ký Giấy phép hoạt động Fintech với Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động Fintech
- Mở tài khoản ngân hàng tại Singapore
- Tư vấn các giải pháp toán: Paypal, Stripe, v.v.
- Thuê văn phòng tại Singapore
- Hỗ trợ thuế, kế toán tháng, năm
Quy trình thành lập công ty Fintech tại Singapore của Global Link Asia Consulting được thiết kế để giúp Doanh nghiệp thành lập và hoạt động công ty Fintech tại Singapore một cách nhanh chóng và hiệu quả.
5. Các câu hỏi thường gặp về thành lập công ty Fintech tại Singapore
Singapore là một điểm đến lý tưởng để thành lập công ty Fintech bởi Singapore cung cấp một môi trường kinh doanh ổn định và an toàn, hệ thống pháp luật và quy định mạnh mẽ, đảm bảo rằng các công ty Fintech hoạt động trong khuôn khổ pháp lý. Ngoài ra, Singapore có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và một hệ thống tài chính tiên tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các công ty Fintech.
Có 2.597 công ty khởi nghiệp FinTech ở Singapore bao gồm Sygnum, NIUM, Matrixport, OurCrowd, TONIK, v.v.
Các công ty Fintech tại Singapore hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: thanh toán, cố vấn tài chính, bảo hiểm, cho vay, đầu tư, blockchain, quản lý tài sản, quản lý rủi ro, v.v.
Các công ty Fintech tại Singapore được quản lý bởi Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS). MAS chịu trách nhiệm giám sát các công ty Fintech để đảm bảo rằng Doanh nghiệp hoạt động an toàn và lành mạnh.
Chi phí thành lập công ty Fintech tại Singapore sẽ dao động tùy thuộc vào loại hình công ty và các giấy phép hoạt động cần thiết. Liên hệ với Global Link Asia Consulting để biết khoảng chi phí cần thiết khi thành lập doanh nghiệp Fintech tại Singapore.
Với dịch vụ thành lập công ty tại Singapore của Global Link Asia Consulting, toàn bộ quá trình mở công ty sẽ được thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 1,5 - 2 ngày kể từ khi chính phủ Singapore tiếp nhận đầy đủ thông tin.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình nghiên cứu và đăng ký mở công ty tại Singapore. Tuy vậy, việc thực hiện sẽ mang đến khó khăn, phức tạp vì các luật lệ chặt chẽ của chính phủ Singapore. Điều này có thể tốn thời gian và rủi ro. Do đó, nếu Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty Fintech tại Singapore thì liên hệ với Global Link Asia Consulting sẽ là một lựa chọn tốt hơn.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 28 tháng 02 năm 2018. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.