Chọn ngôn ngữ của bạn

  • Quốc gia: Mỹ
  • Dịch vụ: Thuế - Kế toán
  • Ngành nghề: E-commerce, Dropship
  • Rating Count: 319
  • Rating Value: 5

Nếu đang sở hữu một doanh nghiệp dropshipping kinh doanh tại thị trường Mỹ, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến thuế bán hàng (hay còn gọi là sales tax) tại quốc gia này. Phần lớn các chủ doanh nghiệp thường không nhận ra nghĩa vụ đóng thuế này của mình, vì cho rằng doanh nghiệp đang kinh doanh “xuyên biên giới”, và do đó, không có nghĩa vụ thuế với bất kỳ một quốc gia cụ thể nào cả.

Thực tế, dù chủ công ty có là online sellers (người bán hàng trực tuyến), Doanh nghiệp cần phải đóng thuế bán hàng/sales tax cho chính phủ Mỹ. Những thay đổi lớn về luật thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ trong vài năm qua đã tạo nên sự tác động đáng kể đến người bán hàng trực tuyến, dù trong hay ngoài nước Mỹ. Vậy:

  • Mỹ quy định như thế nào về thuế bán hàng/sales tax?
  • Thay đổi lớn về luật thuế bán hàng tại Mỹ là gì?
  • Công ty dropshipping thành lập tại nước ngoài và thành lập tại Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào trước thay đổi này?
  • Công ty dropshipping thành lập tại nước ngoài và thành lập tại Mỹ cần làm gì để có thể kinh doanh HỢP PHÁP - THUẬN LỢI - LÂU DÀI tại Mỹ?

Hãy để Global Link Asia Consulting giải đáp đầy đủ các vấn đề phía trên bằng nội dung dưới đây!

1. Dropshipping là gì?

Dropshipping là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp trực tuyến bán các sản phẩm từ doanh nghiệp của họ mà không cần sở hữu hoặc lưu trữ sản phẩm đó. Thay vào đó, khi khách hàng mua sản phẩm, chủ doanh nghiệp sẽ đặt hàng từ nhà cung cấp. Sau đó, nhà cung cấp này sẽ hoàn thành đơn đặt hàng và giao hàng trực tiếp đến khách hàng.

Điểm độc đáo và thuận lợi của mô hình kinh doanh dropshipping là người bán hàng có thể kinh doanh trực tuyến mà không cần nhiều vốn đầu tư và không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, một trong những vấn đề phức tạp khi kinh doanh dropshipping chính là thuế. Thông thường, sẽ có 2 giao dịch mua bán diễn ra đối với một sản phẩm:

  • Khách hàng mua từ người bán hàng trực tuyến;
  • Người bán hàng trực tuyến sau đó mua hàng từ nhà cung cấp.

Và nhắc đến thị trường dropshipping tiềm năng, không một dropshipper nào có thể bỏ qua thị trường Mỹ - thị trường đông dân bậc nhất nhì với thói quen mua hàng online đã trở nên quen thuộc.

Tuy nhiên, bên cạnh miếng mồi là thị trường tiêu dùng béo bở, để thành công khi kinh doanh tại Mỹ, các dropshipper cần am hiểu về luật thuế Mỹ, vì Mỹ là một siêu cường quốc với hệ thống thuế chặt chẽ, thậm chí có phần “khó khăn” khi mỗi tiểu bang ở Mỹ sẽ có những chính sách thuế cụ thể riêng bên cạnh thuế liên bang áp dụng cho toàn lãnh thổ Mỹ.

Đối với mô hình dropshipping, hai sắc thuế quan trọng nhất chính là thuế thu nhập doang nghiệp ở Mỹ (Corporate income tax) và thuế bán hàng (Sales tax).

Vậy:

  • Thuế bán hàng (Sales Tax) sẽ được áp dụng trong giao dịch nào?
  • Làm thế nào để các công ty dropshipping tại Mỹ biết được công ty của họ có phải đóng thuế sales tax hay không?
  • Mức thuế bán hàng cần đóng là bao nhiêu?

Cùng theo dõi nội dung tiếp theo Global Link Asia Consulting để tìm câu trả lời!

2. Tổng quan về thuế bán hàng (Sales Tax) tại Mỹ

2.1. Thuế bán hàng (Sales Tax) tại Mỹ là gì?

Thuế bán hàng là loại thuế được áp dụng cho hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ được bán trong phạm vi tiểu bang và thành phố thuộc lãnh thổ Mỹ. Chính phủ Mỹ không thu thuế bán hàng liên bang, thay vào đó, mỗi bang ở Mỹ sẽ có hệ thống thuế bán hàng riêng biệt và được chính quyền bang quản lý.

Việc công ty dropshipping có cần thu thuế bán hàng và đóng thuế cho 1 tiểu bang cụ thể hay không sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa công ty và tiểu bang. Mối quan hệ này sẽ xác định việc công ty dropshipping có phải chịu thuế tại tiểu bang đó hay không. Mối quan hệ có thể là mối quan hệ hiện hữu (physcial nexus) hoặc mối quan hệ kinh tế (economic nexus).

Lưu ý quan trọng

Trên thực tế, việc đánh giá một công ty/cá nhân bán hàng trực tuyến có nghĩa vụ thu và đóng thuế bán hàng cho chính quyền bang tại Mỹ hay không, cần xem xét nhiều loại mối quan hệ khác nhau (nexus), bao gồm: Physical Nexus, Click-Through Nexus, Affiliate Nexus, Marketplace Nexus, và Economic Nexus.

Nội dung trong bài viết lần này tập trung khai thác nhiều nhất vào Physical Nexus và Economic Nexus - là mối quan hệ phổ biến mà hầu hết các công ty dropshipping nước ngoài khi kinh doanh tại Mỹ đều có.

2.2. Mối quan hệ hiện hữu (physical nexus) là gì?

Thông thường, mối quan hệ hiện hữu hình thành khi công ty dropshipping hiện diện tại tiểu bang, ví dụ như mở cửa hàng, nhà kho hoặc thuê nhân viên làm việc tại văn phòng. Mỗi tiểu bang sẽ có định nghĩa khác nhau về mối quan hệ hiện hữu. Nếu thành lập công ty tại Mỹ thì công ty dropshipping sẽ có mối quan hệ hiện hữu và có thể phải chịu thuế tại ít nhất một tiểu bang (là tiểu bang nơi công ty dropshipping mở cửa hàng/văn phòng/nhà kho).

Cùng theo dõi ví dụ sau để hiểu rõ hơn về cách xác định mối quan hệ hiện hữu giữa công ty dropshipping và tiểu bang tại Mỹ.

Ví dụ 1: Công ty tại Arizona giao dịch với khách hàng sống tại bang Arizona

Nếu công ty dropshipping A được thành lập tại bang Arizona, công ty A sẽ có mối quan hệ pháp lý hiện hữu với bang này. Khi có một khách hàng (cũng sống ở Arizona) đặt hàng từ website của công ty này, công ty A sẽ phải thu và trả thuế bán hàng cho đơn đặt hàng đó.

Thuế suất thuế bán hàng ở Arizona là 5,6%, vì vậy đây là số thuế bán hàng công ty A cần phải thu và nộp cho bang Arizona.

thuế bán hàng cho công ty dropshipping tại Mỹ

2.3. Mối quan hệ kinh tế (economic nexus) là gì?

Mối quan hệ kinh tế xảy ra khi công ty dropshipping vượt quá ngưỡng bán hàng nhất định đối với khách hàng ở một tiểu bang cụ thể.

Trước đây, mối quan hệ kinh tế không phải là một trong những yếu tố để công ty dropshipping xác định nghĩa vụ thu thuế bán hàng khi kinh doanh tại mỗi tiểu bang. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại điện tử và nền kinh tế số hóa đã góp phần thay đổi chính sách thu thuế bán hàng trên toàn bộ nước Mỹ.

  Trước Sau
Bối cảnh xã hội Trước khi có sự xuất hiện và phát triển của ngành thương mại điện tử, người bán tại Mỹ thường bán hàng qua email và điện thoại.

Ngành thương mại điện tử phát triển quá mạnh đã vô tình tạo ra nhiều thay đổi theo thời gian

→ Một số công ty thương mại điện tử lớn như Amazon đã nhận ra cơ hội phát triển, đưa các sản phẩm lên nền tảng kinh doanh trực tuyến và hạn chế mở văn phòng đại diện nhằm tránh thuế.

→ Người tiêu dùng ở Mỹ cũng nhận ra rằng họ có thể tiết kiệm một ít tiền từ việc mua hàng trực tuyến - nơi không tính thuế bán hàng. Trên thực tế, người mua cần phải trả thuế tiêu dùng (use tax) từ việc mua hàng trực truyến này, tuy nhiên, hầu như không có ai đóng thuế tiêu dùng.

→ Dẫn đến tình trạng thất thu thuế ở các bang và thành phố Mỹ đã lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Thuế bán hàng được xác định như thế nào? Với hình thức kinh doanh này, các công ty chỉ cần thu và đóng thuế bán hàng đối với các giao dịch ở những tiểu bang mà họ có địa điểm cụ thể (physical presence), như văn phòng làm việc, kho bãi, v.v...

Phán quyết cuối cùng của chính phủ Mỹ: Từ tháng 06/2018, tòa án Tối cao Hoa Kỳ chính thức phán quyết cho phép các tiểu bang được buộc các nhà bán lẻ qua mạng phải thu thuế bán hàng (sales taxes) để nộp lại cho cơ quan thuế.

→ Điều này đã chấm dứt thời kỳ ưu đãi mua hàng trên mạng và sự bất công trong cuộc cạnh tranh kinh doanh giữa công ty thương mại điện tử trên Internet và công ty có văn phòng đại diện vật lý.

Mỗi tiểu bang sẽ có quy định về cách đóng thuế sales tax, ngưỡng chịu thuế sales tax khác nhau.

 

Mỗi tiểu bang sẽ có ngưỡng doanh thu khác nhau để xác định xem công ty dropshipping có mối quan hệ hay không. Tham khảo bảng dưới đây để xác định xem doanh số của công ty drosphipping tại một tiểu bang có tạo nên mối quan hệ kinh tế hay không. 

Bang

Ngưỡng doanh thu/số lượng giao dịch

theo năm dương lịch (1/1-31/12)

Florida Doanh số 100,000 USD
Georgia

Doanh số 250,000 USD hoặc 200 giao dịch trở lên (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 đến hết ngày 1 tháng 1 năm 2020)

Doanh số 100,000 USD hoặc 200 giao dịch trở lên (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 trở đi)

New Jersey Doanh số 100,000 USD hoặc 200 giao dịch trở lên
New York Doanh số 500,000 USD cho việc kinh doanh sản phẩm cá nhân hữu hình và hơn 100 giao dịch bán hàng
Louisiana Doanh số 100,000 USD hoặc 200 giao dịch trở lên
Delaware Không có
News Hampshire Không có
Oregon Không có

 

Tùy theo quy định về ngưỡng doanh số/số lượng giao dịch khác nhau giữa mỗi tiểu bang, mỗi công ty kinh doanh trực tuyến lúc này sẽ có mức thuế bán hàng khác nhau, phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ hàng hóa của họ tại mỗi bang.

Không những thế, công ty dropshipping cũng có thể kích hoạt mối liên hệ kinh tế ở một số khu vực pháp lý nếu công ty đang sử dụng chiến lược liên kết đơn vị (affiliate linking) để bán sản phẩm. Các chương trình hỗ trợ công ty dropshipping vận chuyển hàng hóa như Fulfillment By Amazon (FBA), Shopify Fulfillment Orders API, v.v… có thể khiến công ty chịu trách nhiệm thu thập và đóng thuế bán hàng ở các bang như Texas và Florida.

Ngoài ra, mối quan hệ kinh tế có thể được thiết lập bằng cách tham dự các triển lãm thương mại hoặc bằng cách thuê nhân viên ở một tiểu bang khác thực hiện công việc kinh doanh.

Ví dụ 3: Công ty dropshipping được thành lập ở Delaware và bán hàng cho người dân ở bang Florida và New Hampshire.

Một công ty dropshipping được thành lập ở Delaware và bán hàng cho người dân ở bang Florida và New Hampshire.

  • Công ty này sẽ kích hoạt mối quan hệ kinh tế và phải đóng thuế bán hàng cho bang Florida khi tạo ra mức doanh thu là 100,000 đô la hoặc thực hiện 200 giao dịch bán hàng với khách hàng sinh sống tại bang Florida.
  • Tuy nhiên, theo luật của chính quyền bang New Hampshire, công ty dropshipping này sẽ không phải đóng thuế bán hàng cho chính quyền bang khi bán hàng cho người dân tại đây.

3. Vậy các công ty dropshipping nước ngoài cần làm gì để xác định mức thuế bán hàng khi kinh doanh tại Mỹ?

Doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết sau Điều kiện, quy trình đăng ký thu thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ để hiểu rõ về thuế bán hàng Mỹ.

  • Nếu là công ty dropshipping được thành lập tại Mỹ, có văn phòng làm việc/kho bãi v.v… tại bang và giao dịch với người dân trong bang, công ty này có thể phải chịu thuế tại tiểu bang của mình do có mối quan hệ hiện hữu.
  • Nếu thường xuyên bán sản phẩm cho khách hàng ở các tiểu bang khác, công ty dropshipping có thể phải chịu thuế bán hàng tại tiểu bang đó do có mối quan hệ kinh tế, dù bạn có văn phòng làm việc/kho bãi tại Mỹ hay không. Tuy nhiên, để biết chắc chắn doanh nghiệp có phải đóng thuế tại một tiểu bang cụ thể, chúng ta cần xem xét:
    • Luật thuế bán hàng - sales tax tại tiểu bang đó
    • Ngưỡng economic nexus quy định tại tiểu bang đó.
Quy tắc về mối quan hệ kinh tế cho tất cả công ty dropshipping có khách hàng tại Mỹ

Quy tắc về mối quan hệ kinh tế áp dụng cho tất cả công ty dropshipping có khách hàng tại Mỹ, dù công ty dropshipping có mối quan hệ hiện hữu tại đó hay không. Quy tắc này áp dụng cho cả công ty dropshipping trong và ngoài Mỹ. Lúc này, các công ty dropshipping có thể tự xác định khả năng đóng thuế bán hàng cho chính phủ Mỹ thông qua một số điều sau:

  • Công ty dropshipping thành lập tại tiểu bang nào?;
  • Công ty dropshipping có bán hàng tại tiểu bang thành lập không?;
  • Công ty dropshipping có cửa hàng hay nhà kho tại tiểu bang nào không?;
  • Công ty dropshipping chủ yếu bán hàng cho những bang nào của Mỹ?

Điều này giúp các công ty dropshipping xác định tổng quan các bang tiềm năng cho việc đóng thuế bán hàng;

  • Bang mà công ty dropshipping đang bán hàng cho công dân ở đó có thuế bán hàng không?

Hiện nay, chỉ có 5 bang sau là không có quy định đóng thuế bán hàng cho chính quyền bang: Alaska, Delaware, New Hampshire, Montana, Oregon. Các bang còn lại đều có quy định riêng về mức thuế bán hàng cần đóng và ngưỡng doanh số/số lượng giao dịch cần đóng. Nếu thị trường tiêu thụ của công ty dropshipping là một trong 5 bang này (hoặc là cả 5 bang) thì công ty dropshipping không cần đi đến câu hỏi tiếp theo.

  • Số lượng giao dịch và giá trị doanh thu tại mỗi bang là bao nhiêu?

Vì mỗi bang sẽ có ngưỡng doanh số/số lượng giao dịch khác nhau để xác định mối quan hệ kinh tế, vì vậy công ty dropshipping cần tổng hợp và phân loại giao dịch theo từng bang để đối chiếu với quy định của mỗi bang.

Việc tìm ra mức thuế bán hàng dựa trên tiểu bang, loại sản phẩm và các yếu tố khác có thể khó khăn, đặc biệt nếu đây là lần đầu với công ty dropshipping tại Mỹ. Không những thế, công ty dropshipping cần phải theo dõi tất cả các khoản thuế bán hàng thu được trong năm tài chính. Đây là một trong những vấn đề phức tạp vì một công ty có thể bán hàng cho nhiều bang khắp nước Mỹ. Việc tổng hợp tổng số giao dịch, dữ liệu đơn hàng có thể sẽ rất khó khăn cho công ty dropshipping khi:

  • Thiếu chuyên môn về thuế - kế toán tại Mỹ;
  • Chưa biết cách hệ thống hóa và tự động hóa quy trình tính thuế cho công ty.

Với Global Link Asia Consulting, Doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý thuế bán hàng. Nhờ vậy Doanh nghiệp sẽ không bao giờ phải băn khoăn liệu mình có đang thu đúng thuế của bang hay không. Cùng theo dõi nội dung tiếp theo để biết được Global Link Asia Consulting sẽ làm gì để hỗ trợ các công ty dropshipping.

4. Global Link Asia Consulting sẽ làm gì để hỗ trợ các công ty dropshipping nước ngoài khi kinh doanh tại Mỹ?

Với kinh nghiệm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử trên thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng, Global Link Asia Consulting đã phát triển quy trình hỗ trợ khách hàng để mang đến giải pháp tối ưu nhất cho các công ty thương mại điện tử/dropshipping, bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận và tổng hợp thông tin từ công ty dropshipping
    • Sản phẩm, hàng hóa là gì?
    • Tự bán hàng trên website? hay bán trên các nền tảng Amazon, Ebay, v.v…
    • Bán ở những bang nào? Doanh thu và giao dịch ở mỗi bang là bao nhiêu?
    • Đã từng thu và đóng thuế bán hàng hay chưa?
  • Bước 2: Xác định mối liên hệ thuế bán hàng giữa công ty dropshipping và chính quyền bang nơi công ty dropshipping đang kinh doanh
  • Bước 3: Hỗ trợ công ty dropshipping đăng ký về việc thu và nộp thuế bán hàng
  • Bước 4: Tính toán mức thuế bán hàng chính xác tại mỗi bang nơi công ty dropshipping có nghĩa vụ đóng thuế bán hàng
  • Bước 5: Kiểm tra và quản lý các khoản tiền thu thuế bán hàng
  • Bước 6: Chuẩn bị báo cáo thuế bán hàng để gửi đến chính quyền từng bang

Bên cạnh hỗ trợ kê khai - hạch toán và nộp thuế bàn hàng cho từng tiểu bang Mỹ, Global Link Asia Consulting còn hỗ trợ công ty dropshipping làm báo cáo tài chính tháng hoặc năm theo đúng chuẩn mực kế toán Mỹ USGAAP.

5. Các câu hỏi thường gặp về thuế bán hafg của công ty dropshipping kinh doanh tại Mỹ

1. Các công ty dropshipping bán hàng trên các nền tảng như Amazon, Walmart, Etsy, v.v… sẽ đóng Sales tax như thế nào?

Khi công ty dropshipping bán hàng trên các nền tảng như Amazon, Walmart, Etsy, v.v… các nền tảng này sẽ thay mặt công ty thu Sales tax từ khách hàng nếu đạt ngưỡng bán hàng quy định và nộp cho chính phủ. Khi soạn báo cáo tổng kết thuế bán hàng, công ty dropshipping cần kê khai rõ những phần được thu hộ, nộp hộ từ các nền tảng bán hàng.

Global Link Asia Consulting cung cấp các dịch vụ về kế toán và thuế Mỹ trọn gói như sau:

Hơn 700 khách hàng
+700
Khách hàng
10 năm kinh nghiệm
+10 năm
Kinh nghiệm
Giải thưởng uy tín
Top 10
Thương hiệu Châu Á


Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 06 tháng 07 năm 2021. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.

Tin tức và sự kiện
An Error Occurred: Whoops, looks like something went wrong.

Sorry, there was a problem we could not recover from.

The server returned a "500 - Whoops, looks like something went wrong."

Help me resolve this