Chọn ngôn ngữ của bạn

  • Quốc gia: Mỹ
  • Dịch vụ: Thuế - Kế toán
  • Rating Count: 87
  • Rating Value: 5

Sales tax, hay thuế bán hàng, là một khái niệm xa lạ nhưng rất quan trong đối với nhà kinh doanh online tại Mỹ. Đây là yêu cầu cần thuân thủ dành cho các Seller nước ngoài kinh doanh vào Mỹ trên các kênh thương mại điện tử như Amazon, Shopify, Etsy, v.v .

Vậy:

  • Chính sách thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ sẽ áp dụng như thế nào?
  •  Đâu là các quy định về thuế bán hàng tại Mỹ mà Seller cần nắm?
  • Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Seller trong quá trình đăng ký, nộp thuế bán hàng tại Mỹ như thế nào?.

Bài viết sau đây của Global Link Asia Consulting sẽ giúp Doanh nghiệp hiểu rõ và biết cách quản lý thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ hơn.

1. Thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ là gì?

Thuế bán hàng tại Mỹ là loại thuế gián thu đánh trên các hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ được bán trong phạm vi bang và thành phố thuộc lãnh thổ Mỹ. 

Mỗi bang sẽ có chính sách về tỷ lệ thuế bán hàng, điều kiện để thu và nộp thuế bán hàng cho sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ chịu thuế bán hàng khác nhau.

1.1. Điều kiện của các Seller tại Mỹ phải thu và nộp thuế bán hàng là gì?

Seller là người bán hàng quốc tế, không có mặt tại Mỹ nhưng bán hàng vào Mỹ.

Tại Mỹ, để xác định Seller, Doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng trực tuyến có nghĩa vụ thu và nộp thuế bán hàng (Sales tax) hay không cần dựa trên các mối quan hệ giữa Seller và bang, tiểu bang Mỹ. Mối quan hệ giữa Seller và bang, tiểu bang Mỹ bao gồm: 

  1. Mối quan hệ hiện hữu (Physical nexus);
  2. Mối quan hệ kinh tế (Economic nexus): 
  3. Click-Through Nexus;
  4. Affilate Nexus;
  5. Marketplace Nexus.

Hai mối quan hệ phổ biến nhất giữa Seller và tiểu bang tại Mỹ là mối quan hệ hiện hữu (Physical nexus) - tức là seller có trụ sở hoạt động, kho hàng ở tiểu bang đó và mối quan hệ kinh tế (Economic nexus) - có hoạt động phát sinh doanh thu, lợi nhuận ở tiểu bang đó.

Làm thế nào để xác định Nexus?

Để tìm hiểu chi tiết về hai mối quan hệ này và cách xác định thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ, Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết sau:

Công ty dropshipping tại Mỹ cần biết gì về thuế bán hàng (Sales tax)?

1.2. Khi nào các Seller cần nộp thuế bán hàng?

Các Seller, Doanh nghiệp tại Mỹ cần nộp thuế bán hàng khi:

  • Seller phát sinh mối quan hệ giữa Seller và bang, tiểu bang tại Mỹ dù Seller ở đâu trên thế giới;
  • Seller tạo doanh thu từ việc bán hàng tại Mỹ theo quy định của bang, tiểu bang Mỹ. 

Ví dụ: Ở Kentucky, Seller (có trụ sở tại Mỹ hoặc quốc tế) phát sinh doanh thu bán hàng trực tuyến theo năm dương lịch (1/1 - 31/12/2023) thuộc 1 trong các điều sau sẽ phải thu và nộp thuế bán hàng (Sales tax) tại Kentucky:

  • Đạt doanh thu hơn 100.000 USD (do bán hàng cho khách hàng tại tiểu bang Kentucky) ở tiểu bang vào năm dương lịch trước đó (1/1-31/12/2021)
  • Đã thực hiện hơn 200 giao dịch bán hàng cho khách hàng tại tiểu bang Kentucky trong năm dương lịch trước đó hoặc hiện tại. (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 trở đi)

1.3. Seller là người bán hàng quốc tế, nhưng lưu trữ hàng hóa tại Mỹ, ví dụ trong kho Amazon

Seller bán hàng quốc tế không có mặt tại Mỹ nhưng có văn phòng, chi nhánh hay kho bán hàng tại Mỹ vẫn phải thực hiện thu và nộp thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ.

Ví dụ: Seller là Doanh nghiệp tại Mỹ nộp thuế bán hàng (Sales tax) dù không có mặt tại Mỹ khi:

  • Seller, Doanh nghiệp bán hàng trên Amazon, hàng hóa nằm ở kho FBA (FulFillment by Amazon);
  • Seller, Doanh nghiệp mở chi nhánh, văn phòng đại diện hay có nhân viên làm việc tại Mỹ

2. Seller tại Mỹ đăng ký mã số thuế bán hàng (Sales tax ID) tại từng bang như thế nào?

Khi Seller phát sinh mối quan hệ với các bang tại Mỹ thì Doanh nghiệp cần đăng ký giấy phép thuế bán hàng (Sales tax) tại bang Mỹ nơi Doanh nghiệp phát sinh mối quan hệ.

Các bước Seller đăng ký mã số thuế bán hàng (Sales tax ID) tại từng bang tại Mỹ:

  •  Bước 1: Tổng hợp thông tin doanh nghiệp để chuẩn bị đăng ký thuế bán hàng (tên công ty, tên chủ sở hữu, EIN - Employer Identification Number, v.v);
  •  Bước 2: Truy cập trang web của Sở Thuế Vụ bang mà Seller, Doanh nghiệp cần đăng ký thuế bán hàng (Sales tax);
  •  Bước 3: Tìm kiếm hoặc nhấp vào phần “Thuế bán hàng” của trang web;
  •  Bước 4: Nhấp vào liên kết để đăng ký thuế bán hàng (Sales tax) của Seller, Doanh nhiệp.

Lưu ý quan trọng

Seller phải đăng ký mã số thuế bán hàng (Sales tax ID) tại mỗi bang mà Seller có bán hàng;

Mỗi bang đều có những yêu cầu về thuế bán hàng và cách tính thuế bán hàng khác nhau.

Do đó, Global Link Asia Consulting, với đội ngũ kế toán am hiểu các loại thuế Mỹ, sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký thuế bán hàng tại Mỹ nhanh chóng, trọn gói và tư vấn bang mà Doanh nghiệp cần đăng ký để tối ưu thuế bán hàng.

3. Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Seller tại Mỹ nộp thuế bán hàng như thế nào?

Global Link Asia Consulting với kinh nghiệm trong dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Mỹ, hỗ trợ các Seller tại Mỹ trong quá trình vận hành công ty và nộp các loại thuế, ví dụ thuế bán hàng (Sales tax) tại Mỹ như sau:

4. Các câu hỏi Seller Mỹ thường gặp về nộp/đăng ký thuế bán hàng (Sales tax)

1. Khi nào Seller cần thu và nộp Sales Tax tại Mỹ?

Tại Mỹ, để xác định Seller, Doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng trực tuyến có nghĩa vụ thu và nộp thuế bán hàng (Sales tax) hay không cần dựa trên các mối quan hệ giữa Seller và bang, tiểu bang Mỹ. Mối quan hệ giữa Seller và bang, tiểu bang Mỹ bao gồm: 

Tại Mỹ, Seller, Doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng trực tuyến có nghĩa vụ thu và nộp thuế bán hàng (Sales tax) hay không cần dựa trên mối quan hệ giữa Seller và bang, tiểu bang Mỹ. Có năm mối quan hệ giữa Seller và bang, tiểu Mỹ bao gồ

  • Mối quan hệ hiện hữu (Physical nexus);
  • Mối quan hệ kinh tế (economic nexus): 
  • Click-Through Nexus;
  • Affilate Nexus;
  • Marketplace Nexus.

Global Link Asia Consulting cung cấp các dịch vụ về kế toán và thuế Mỹ trọn gói như sau:

Hơn 700 khách hàng
+700
Khách hàng
10 năm kinh nghiệm
+10 năm
Kinh nghiệm
Giải thưởng uy tín
Top 10
Thương hiệu Châu Á


Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 06 tháng 04 năm 2018. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.

Tin tức và sự kiện