Chọn ngôn ngữ của bạn

  • Quốc gia: Mỹ
  • Dịch vụ: Thành lập công ty nước ngoài
  • Rating Count: 501
  • Rating Value: 5

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi quyết định thành lập một doanh nghiệp tại Mỹ là phải quyết định loại hình công ty phù hợp.

Để lựa chọn được một loại hình/cấu trúc phù hợp cũng như tránh đưa ra quyết định sai lầm, Cá nhân/Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ phải cân nhắc những ưu và nhược điểm của mỗi loại hình này, đối chiếu và so sánh nó với các mục tiêu kinh doanh của công ty.

Chính vì vậy, bài viết này của Global Link Asia Consulting sẽ giúp Doanh nghiệp

  • Có một cái nhìn tổng quan các loại hình công ty đăng ký tại Mỹ;
  • Nắm rõ ưu và nhược điểm từng loại;
  • Hiểu vì sao loại hình doanh nghiệp này lại phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của mình.

1. 6 loại hình công ty phổ biến tại Mỹ

Thông tin quan trọng

Tại Mỹ, Doanh nghiệp có thể chọn tận 9 loại hình công ty thành lập tại quốc gia này. Tuy nhiên Global Link Asia Consulting sẽ chỉ đề cập và phân tích 6 loại hình phổ biến nhất cho các công ty nội địa và quốc tế.

3 loại hình còn lại là hợp tác xã (Cooperative), công ty cổ phần B hay doanh nghiệp xã hội (B-corp) và công ty cổ phần phi lợi nhuận (Corporation for profit) là 3 loại hình rất đặc biệt và chỉ được sử dụng cho các mục đích đặc biệt.

Doanh nghiêp có thể tìm hiểu thêm 3 loại hình qua bài viết loại hình công ty của Cục quản trị công ty Mỹ (U.S SBA - U.S. Small Business Administration).

Liên hệ Global Link Asia Consuting nếu Doanh nghiệp chưa rõ loại hình công ty nào là phù hợp nhất với định hướng công ty Mỹ.

 

Tùy vào từng loại hình công ty tại Mỹ mà có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Sau đây sẽ là một số thông tin cơ bản về các loại hình công ty cũng như những mặt lợi ích và hạn chế của chúng. Để từ đó, doanh nghiệp có thể có những lựa chọn tốt nhất trong việc xác định cơ cấu tổ chức khi thành lập công ty tại Mỹ.

1.1. Công ty tư nhân (Sole Proprietorships)

Trong tất cả các loại hình công ty khi thành lập công ty tại Mỹ, doanh nghiệp tư nhân là loại hình tổ chức kinh doanh đơn giản nhất. Người đứng đầu là chủ sở hữu và điều hành của cơ sở. Loại hình này được quản lý bởi một người và thích hợp với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau - từ nhà hàng đến cửa hàng bán lẻ.

→ Loại hình nay sẽ phù hợp cho các lĩnh vực kinh doanh ít rủi ro và các chủ doanh nghiệp muốn kiểm tra ý tưởng kinh doanh trước khi mở công ty chính thức.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Yêu cầu mở công ty đơn giản với chi phí thành lập thấp;
  • Không yêu cầu một số vốn nhất định nào để hoạt động kinh doanh;
  • Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước.
  • Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty;
  • Khó kêu gọi vốn và tìm kiếm đối tác hỗ trợ;
  • Lợi nhuận công ty tính theo thuế thu nhập cá nhân, lợi nhuận cá nhân càng lớn thì số thuế cần nộp càng lớn.

1.2. Công ty hợp danh (Partnerships)

Loại hình này có hai chủ sở hữu trở lên. Những người tham gia công ty hợp danh sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm quản lí công ty. 

Công ty hợp danh có 2 loại hình phổ biến là công ty hợp danh truyền thống (General Partnerhsip) và công ty hợp danh hữu hạn (Limited Partnership).

Ưu điểm Nhược điểm
  • Yêu cầu mở công ty đơn giản với chi phí thành lập thấp;
  • Trách nhiệm quản lý công ty được phân chia rõ ràng qua hợp đồng;
  • Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước.
  • Chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho các khoản nợ của công ty và của đối tác;
  • Lợi nhuận công ty tính theo thuế thu nhập cá nhân, lợi nhuận cá nhân càng lớn thì số thuế cần nộp càng lớn;
  • Dễ bất đồng trong quan hệ đối tác, dẫn đến rủi ro nguy cơ giải thể cao.

1.3. Công ty hợp danh  hữu hạn  (Limited Partnership - LP)

Các đối tác của loại hình công ty hợp danh hữu hạn tại Mỹ được chia làm 2 loại:

  1. Thành viên hợp danh (General Partners) sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân (trách nhiệm vô hạn/unlimited liability) cho các khoản nợ của công ty.
  2. Thành viên góp vốn (Limited partners)

Đây là các cổ đông góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn và đóng vai trò như là một nhà đầu tư. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, không có bất kì kiểm soát nào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đón, thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm 100% đối với công ty.

→ Công ty hợp danh phù hợp với Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, các ngành nghề chuyên môn (như luật sư) và các nhóm muốn thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trước khi thành lập một doanh nghiệp chính thức hơn. Công ty đầu tư bất động sản là ví dụ tiêu biểu về các lĩnh vực Doanh nghiệp thường thành lập theo loại hình công ty hợp danh hữu hạn này.

Chú ý quan trọng

Công ty hợp danh hữu hạn có 1 loại hình khác là công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Partnership - LLP). Điểm khác biệt giữa LLP và LP là trong LLP, các đối tác đều được xem là đối tác góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp, và sẽ không chịu trách nhiệm về hoạt động của các đối tác khác.

 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Dễ dàng kêu gọi đầu tư vì thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn;
  • Yêu cầu mở công ty đơn giản với chi phí thành lập thấp;
  • Trách nhiệm quản lý công ty được phân chia rõ ràng;
  • Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thì có thể khấu trừ vào số thuế cá nhân phải nộp cho nhà nước.
  • Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập công ty hợp danh;
  • Thành viên hợp danh hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các trách nhiệm pháp lý liên quan đến doanh nghiệp;
  • Yêu cầu quản lý công ty phức tạp hơn công ty hợp danh truyền thống;
  • Lợi nhuận công ty tính theo thuế thu nhập cá nhân, lợi nhuận cá nhân càng lớn thì số thuế cần nộp càng lớn.

1.4. Công ty cổ phần (C-Corporation) 

Tại Mỹ, công ty cổ phần truyền thống sẽ được gọi là C corp đễ phân biệt với các loại hình công ty cổ phần khác như S-Corp, B-Corp, Close Corp, Corp for nonprofit.

Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với chủ doanh nghiệp. Với loại hình công ty này, có rất nhiều quy định về thuế mà công ty phải tuân thủ. Quy trình thành lập, chi phí thành lập là khác nhau cho mỗi tiểu bang.

→ Loại hình công ty sẽ phù hợp với các công ty có mức độ rủi ro trung bình, cao, Doanh nghiệp có nhu cầu gọi vốn.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
  • Trong vài trường hợp, phúc lợi có thể được khấu trừ vào chi phí kinh doanh;
  • Lợi nhuận công ty cổ phần tính theo thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế luôn cố định bất kể lợi nhuận công ty;
  • Dễ dành kêu gọi vốn và đối tác thông qua việc xuất cổ phiếu.
  • Chi phí thành lập cao hơn so với thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh;
  • Thủ tục giấy tờ pháp lý phức tạp, phải được trình bày với tiểu bang – nơi doanh nghiệp thành lập.

1.5. Công ty cổ phần (S-Corporation)

Để tránh một số hạn chế liên quan đến việc điều hành một công ty cổ phần thông thường, chủ doanh nghiệp có thể chọn lựa loại hình S-Corporation. Với loại hình công ty này, lợi nhuận hoặc lỗ của công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cổ tức các cổ đông.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân và không đóng thuế nhu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân
  • Công ty S-Corporation có chi phí cao hơn so với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân lẫn công ty hợp danh do quy trình thành lập đặc biệt phải khai báo với IRS.
  • Lợi nhuận công ty tính theo thuế thu nhập cá nhân, lợi nhuận cá nhân càng lớn thì số thuế cần nộp càng lớn.

1.6. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited liability company - LLC)

Công ty trách nhiệm hữu hạn ("TNHH") là một loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và doanh nghiệp hợp danh. Với loại hình này, doanh nghiệp có thể tránh được việc nộp thuế 2 lần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn ("TNHH") là một loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và doanh nghiệp hợp danh. Với loại hình này, doanh nghiệp có thể tránh được việc nộp thuế 2 lần.

→ Loại hình công ty sẽ phù hợp với các công ty có mức độ rủi ro trung bình, cao, Doanh nghiệp có nhu cầu gọi vốn, bảo vệ tài sản.

Đây là loại hình công ty phổ biến nhất, là lựa chọn hàng đầu cho các chủ doanh nghiệp là người Mỹ hoặc là người nước ngoài vì tính ưu việt trong việc quản lý công ty.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp;
  • Lời và lỗ không nhất thiết phải được phân bổ theo tỷ lệ sở hữu;
  • Công ty TNHH có thể chọn cách nộp thuế như công ty cổ phần hoặc là partnership → tối ưu thuế hiệu quả;
  • Dễ dành kêu gọi vốn và đối tác.
  • Chi phí thành lập cao hơn so với việc thành lập partnership và doanh nghiệp tư nhân

2. Nên lựa chọn loại hình công ty nào khi thành lập công ty tại Mỹ?

Việc cung cấp một số thông tin cơ bản cũng như ưu và nhược điểm của các loại hình công ty tại Mỹ đã giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và có thể đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

  Công ty cổ phần (C - Corporation) Công ty cổ phần nhỏ (S-Corporation) Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company)
Điểm tương đồng
  • Đều là pháp nhân và có tư cách pháp nhân;
  • Tài sản công ty độc lập với tài sản chủ doanh nghiệp, thành viên cổ đông khác
Một số quy định cơ bản
  • Tương tự như công ty cổ phần ở Việt Nam;
  • Không hạn chế về số lượng cổ đông.

 

  • Tương tự như công ty cổ phần ở Việt Nam;
  • Tối đa 100 cổ đông và tất cả đều phải là công dân Mỹ.
  • Tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam.
Báo cáo thường niên
  • Hằng năm, công ty phải tổ chức Hội đồng cổ đông thường niên và nộp báo cáo hội đồng thường niên ( Annual State report).
  • Hằng năm, công ty phải tổ chức Hội đồng cổ đông thường niên và nộp báo cáo hội đồng thường niên ( Annual State report).
  • Hằng năm, công ty không cần phải tổ chức Hội đồng cổ đông thường niên nhưng phải nộp báo cáo hội đồng thường niên ( Annual State report).
Chính sách thuế
  • Thu nhập của công ty chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Cổ tức rút về phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
  • Thu nhập của công ty chỉ chịu thuế  thu nhập cá nhân;
  • Cách tính thuế linh hoạt hơn công ty C-Corporation.
  • Cách tính thuế linh hoạt, có thể tính thuế như công ty cổ phần C-Corporation, công ty cổ phần nhỏ S-Corporation hoặc dưới danh nghĩa cá nhân.
Phù hợp cho
  • Phù hợp cho các chủ Doanh nghiệp muốn sự bảo vệ tối đa và quy trình quản trị chặt chẽ.
  • Phù hợp cho các chủ Doanh nghiệp muốn sự bảo vệ tối đa và thủ tục quản trị đơn giản
  • Phù hợp cho các chủ Doanh nghiệp muốn sự bảo vệ tối đa, thủ tục quản trị công ty và khai báo thuế đơn giản, linh hoạt.

 

Đối với 6 loại hình công ty tại Mỹ, nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc 3 loại hình chính nổi bật trong việc thành lập công ty tại Mỹ sau đây:

  • Công ty cổ phần (Corporation);
  • Công ty cổ phần nhỏ (Small corporation);
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company).

Do đó nếu như doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ mà chưa nắm rõ thủ tục, gặp khó khăn trong việc hoàn chỉnh hồ sơ thì để tránh tốn phí và mất thời gian, việc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia là giải pháp hiệu quả nhất.

3. Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp thành lập công ty tại Mỹ như thế nào?

Global Link Asia Consulting, với vai trò là công ty tư vấn thành lập công ty thành công tại Singapore, Canada, và Mỹ , sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp

4. Câu hỏi thường gặp về các loại hình công ty tại Mỹ?

1. Doanh nghiệp nên xem xét yếu tố gì khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty Mỹ?

Công ty thành lập tại Mỹ của Doanh nghiệp có thể phù hợp với nhiều loại hình công ty khác nhau. Sau đây là 5 tiêu chí Doanh nghiệp có thể cân nhắc khi chọn cấu trúc công ty phù hợp 

  • Quyền quản lý công ty: Doanh nghiệp muốn quản lý công ty như thế nào? (Quyền quản trị cân bằng giữa các đối tác kinh doanh hay 1 chủ doanh nghiệp nắm chính?)
  • Số vốn đầu tư: Công ty tại Mỹ có nhu cầu kêu gọi vốn, tăng vốn sau này không?
  • Sự linh hoạt trong việc kinh doanh: Loại hình công ty có cho phép các chủ doanh nghiệp dễ dàng hoạt động, thử nghiệm việc kinh doanh không?
  • Yêu cầu duy trì công ty: Loại hình doanh nghiệp này có dễ dàng để quản trị, báo cáo hoạt động với cơ quan chính phủ Mỹ không? Có các yêu cầu duy trì hằng năm nào phức tạp cần lưu ý không?
  • Trách nhiệm pháp lý: Chủ doanh nghiệp có được bảo vệ khỏi các rủi ro khi hoạt động không?
  • Thuế: Việc khai báo thuế của công ty có phức tạp không? Có bao nhiêu yêu cầu cần tuân thủ?

Global Link Asia Consulting là chuyên gia tư vấn tiên phong với hơn 10 năm kinh nghiệm, là đối tác tin cậy đồng hành cùng hơn 750 doanh nghiệp phát triển chuyên nghiệp và tạo sự đột phá trên thị trường quốc tế.

Global Link Asia Consulting chuyên tư vấn chiến lược và hỗ trợ thành lập công ty tại hơn 10 quốc gia khác nhau, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận hành trọn gói từ A - Z, bao gồm:

Hơn 10 năm kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia 5-25 năm kinh nghiệm với các chứng chỉ chuẩn quốc tế, đối tác trực tiếp OCBC, UOB, DBS, PayPal, Stripe và bề dày hỗ trợ hơn 750 khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực và quy mô, Global Link Asia Consulting tự hào cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đúng luật, minh bạch, không chi phí ẩn, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển đột phá và vững bền.

Hơn 700 khách hàng
+700
Khách hàng
10 năm kinh nghiệm
+10 năm
Kinh nghiệm
Giải thưởng uy tín
Top 10
Thương hiệu Châu Á
Thu gọn Mở rộng


Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 16 tháng 12 năm 2016. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.

Tin tức và sự kiện
An Error Occurred: Whoops, looks like something went wrong.

Sorry, there was a problem we could not recover from.

The server returned a "500 - Whoops, looks like something went wrong."

Help me resolve this