Đối với các Merchant kinh doanh Online, đặc biệt là các Doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử, Print On Demand, Dropshipping đã quá quen thuộc với cụm từ bảo hộ Trademark, Copyright. Đặc biệt, các Merchant kinh doanh tại thị trường Mỹ thường hay gặp sự cố liên quan đến Trademark vì lý do các bước đăng ký phức tạp và không nắm rõ quy trình đăng ký. Để hỗ trợ các Merchant tại Mỹ, Global Link Asia Consulting sẽ chia sẻ đến Doanh nghiệp bí quyết đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) tại Mỹ thành công qua bài viết dưới đây.
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark là gì?
Nhãn hiệu (Trademark) có thể là bất kỳ từ, cụm từ, biểu tượng, thiết kế hoặc sự kết hợp của những thứ này để xác định hàng hóa hoặc dịch vụ của Doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, Trademark là biểu tượng để giúp khách hàng nhận ra Merchant trên thương trường và phân biệt Merchant với các đối thủ cạnh tranh.
Từ “nhãn hiệu” có thể đề cập đến cả nhãn hiệu sản phẩm và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu được sử dụng cho hàng hóa, trong khi nhãn hiệu dịch vụ được sử dụng cho các dịch vụ.
Global Link Asia Consulting sẽ giúp Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark và so sánh sự khác biệt so với đăng ký bảo hộ bản quyền Copyright trong bài viết sau: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) hay đăng ký bảo hộ bản quyền (Copyright) tại Mỹ
2. Các sai lầm thường gặp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ
Khi thực hiện quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, có một số sai lầm thường gặp mà nếu không được chú ý có thể dẫn đến chi phí phát sinh hoặc thậm chí là thất bại trong quá trình đăng ký. Dưới đây là một số lỗi phổ biến mà chủ sở hữu nhãn hiệu cần tránh:
Sai lầm phổ biến là chọn cụm từ quá chung chung hoặc mô tả. Những tên như "Best Coffee in Town" hay "Cold Beer" có thể bị xem là quá mô tả và khó có thể đăng ký thành công làm nhãn hiệu thương mại.
Trước khi đăng ký, quan trọng nhất là kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có nhãn hiệu tương tự đã đăng ký. Điều này giúp tránh xung đột với các chủ sở hữu nhãn hiệu khác.
Chọn đăng ký ở một quốc gia mà không xem xét tới thị trường và triển vọng kinh doanh trong tương lai có thể tạo ra hạn chế khi muốn mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
Chọn sai nhóm nhãn hiệu hoặc không liệt kê đầy đủ các hoạt động và sản phẩm có thể làm giảm hiệu lực của quyền bảo hộ nhãn hiệu.
Lỗi kỹ thuật và hành chính như thông tin bị bỏ sót, điền biểu mẫu không chính xác hoặc không gửi đầy đủ tài liệu có thể xảy ra nếu không chú ý đến chi tiết trong quá trình đăng ký.
USPTO có thể thông tin đến Doanh nghiệp để giải thích các vấn đề hoặc vấn đề với đơn đăng ký nhãn hiệu của Doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu Doanh nghiệp không phản hồi yêu cầu của văn phòng trong vòng sáu tháng sau khi ban hành, đơn đăng ký có thể bị hủy bỏ hoặc yêu cầu phải trả thêm phí để khôi phục đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ.
Nhận thức về những sai lầm này và hợp tác với Global Link Asia Consulting sẽ giúp Doanh nghiệp vượt qua mọi thách thức và đạt được việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ một cách thành công.
3. Bí quyết tăng khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) tại Mỹ thành công
Các Doanh nghiệp có công ty tại Mỹ muốn xây dựng thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, logo, tên thương hiệu hoặc khẩu hiệu Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký Trademark để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Doanh nghiệp. Các bước đăng ký Trademark để bảo vệ Nhãn hiệu tại Mỹ bao gồm:
Trước khi đăng ký Trademark - nhãn hiệu, Doanh nghiệp nên kiểm tra xem tên nhãn hiệu mình muốn đăng ký bảo hộ đã có cá nhân/doanh nghiệp nào khác đăng ký chưa bằng cách tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu nhãn hiệu của USPTO tại Mỹ (Hệ thống Tìm Kiếm Điện Tử Nhãn Hiệu, hoặc TESS)
Để thực hiện “Chuẩn bị và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark tại Mỹ” có các cách sau:
- Doanh nghiệp hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến thông qua trang web của Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO).
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu cho tên công ty tại Mỹ, Doanh nghiệp sẽ kiểm tra với văn phòng nhãn hiệu tiểu bang để đảm bảo rằng tên Doanh nghiệp hiện không được sử dụng và sau đó hoàn tất quá trình đăng ký.
- Doanh nghiệp có thể làm việc với luật sư nhãn hiệu tại Mỹ để hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hoặc;
- Doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty tư vấn chuyên nghiệp làm việc trực tiếp với luật sư Mỹ để hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như Global Link Asia Consulting.
- Các đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark với USPTO có tỷ lệ từ chối rất cao.
- Thông thường, luật sư Mỹ sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp xuyên suốt quá trình nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark).
- Đặc biệt, Luật sư có thể giúp Doanh nghiệp hiểu phạm vi pháp lý của các quyền đối với nhãn hiệu và tư vấn cách tốt nhất để giám sát và thực thi các quyền đó.
- Luật sư có thể cho Doanh nghiệp biết cụ thể phải làm gì nếu Doanh nghiệp phát hiện ra các bên khác đang sử dụng và vi phạm nhãn hiệu của Doanh nghiệp hoặc nếu chủ sở hữu nhãn hiệu khác tuyên bố rằng Doanh nghiệp đang vi phạm nhãn hiệu của họ.
- Nếu Doanh nghiệp tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark mà không cần đến luật sư sẽ phải theo dõi, nắm rõ quy trình nộp đơn đăng ký, thực thi và duy trì các quyền đối với nhãn hiệu. Nếu không, Doanh nghiệp sẽ mất thời gian và tiền bạc nhiều hơn khi phải quay lại từ bước nộp lại hồ sơ. Đây là lý do mà Doanh nghiệp cần một đơn vị như Global Link Asia Consulting, với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, có thể hỗ trợ doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark thành công.
- Việc đăng ký nhãn hiệu tiểu bang và liên bang là khác nhau và phải phù hợp với luật bảo vệ nhãn hiệu.
- Nếu Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu qua USPTO, Doanh nghiệp sẽ sử dụng ký hiệu nhãn hiệu đã đăng ký "®" để cho biết tài sản của Doanh nghiệp đã được đăng ký Trademark hợp pháp.
- Nếu Doanh nghiệp không được đăng ký thông qua USPTO, Doanh nghiệp có thể sử dụng ký hiệu ™ hoặc ℠ để biểu thị các quyền theo luật thông thường trong nhãn hiệu. Trong trường hợp này, ™ được sử dụng cho hàng hóa, trong khi ℠ được sử dụng cho dịch vụ.
- Nếu Doanh nghiệp tự tra cứu và tìm kiếm nhãn hiệu qua USPTO sẽ phức tạp, có khả năng xảy ra nhầm lẫn. Global Link Asia Consulting - đơn vị tư vấn về luật nhãn hiệu sẽ hướng dẫn Doanh nghiệp trong suốt quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đúng quy trình, hiệu quả và nhanh chóng.
Global Link Asia Consulting hỗ trợ, tư vẫn Doanh nghiệp trong suốt quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) từ lúc chuẩn bị hồ sơ đến khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ thành công.
4. Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) tại Mỹ thành công như thế nào?
Global Link Asia Consulting với kinh nghiệm hỗ trợ nhiều công ty, Doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Trademark và bản quyền Copyright tại thị trường Mỹ và hỗ trợ Doanh nghiệp:
- Tư vấn đến Doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn làm việc trực tiếp với luật sư Mỹ - từng làm việc với USPTO;
- Kiểm tra sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu của Doanh nghiệp;
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật;
- Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho UPSTO;
- Hỗ trợ tư vấn thường xuyên đến khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công tại Mỹ;
- Hỗ trợ làm việc trực tiếp với USPTO khi có khiếu nại, sự cố;
- Hỗ trợ đăng ký Trademark có hiệu lực khắp nước Mỹ;
- Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề về thành lập công ty tại Mỹ và các vấn đề sau thành lập: mở tài khoản ngân hàng tại Mỹ, mở cổng thanh toán, v.v.
Nếu Doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Trademark) tại Mỹ, Global Link Asia Consulting là một lựa chọn đáng cân nhắc. Đội ngũ chuyên gia của Global Link Asia Consulting sẽ giúp Doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công và mang lại nhiều lợi ích cho Doanh nghiệp.
5. Câu hỏi thường gặp về đăng ký Trademark tại Mỹ?
Việc tiến hành kiểm tra trademark là một bước quan trọng cần thiết để việc đăng ký trademark dễ dàng, thành công cao. Doanh nghiệp nên lưu ý các Trademark đã đăng ký có tên tương tự hoặc trùng trước khi nộp đơn đăng ký Trademark. Doanh nghiệp có thể sử dụng Hệ thống tra cứu nhãn hiệu điện tử (Trademark Electronic Search System (TESS)) để kiểm tra các nhãn hiệu đã đăng ký, trong quá trình đăng ký hoặc hết hiệu lực.
USPTO kiểm tra các đơn đăng ký nhãn hiệu để xác định xem liệu có khả năng gây nhầm lẫn giữa nhãn hiệu trong đơn đăng ký của Doanh nghiệp với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hoặc nhãn hiệu khác đang trong quá trình đăng ký hiện tại hay không. Nếu không tìm thấy xung đột và tất cả các yêu cầu luật định khác được đáp ứng, luật sư kiểm tra có thể phê duyệt nhãn hiệu để công bố. USPTO không kiểm tra việc sử dụng thương hiệu được bảo vệ trên thị trường. Nếu phát thiện việc sử dụng trái phép, Doanh nghiệp cần thông báo với USPTO để được xử ký kịp thời.
Tất cả dữ liệu Doanh nghiệp gửi tới USPTO để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bao gồm số điện thoại, địa chỉ email và địa chỉ công ty đều là hồ sơ công khai và có thể xem được trên Internet (ngoại trừ thông tin giao dịch tài chính thẻ tín dụng và ngân hàng sẽ không được công khai).
3 lưu ý Doanh nghiệp cần nắm khi sử dụng biểu tượng "®" để thể việc việc bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ
- Biểu tượng "® chỉ có thể được sử dụng sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký;
- Biểu tượng "® chỉ có thể được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ đăng ký;
- Biểu tượng "® chỉ có thể được sử dụng khi đăng ký vẫn còn hiệu lực (Doanh nghiệp không thể tiếp tục sử dụng nếu không duy trì đăng ký hoặc đăng ký hết hạn).
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 06 tháng 04 năm 2018. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.