Sự phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như kinh doanh game Blockchain, kinh doanh NFT, kinh doanh và giao dịch Crypto. Hơn nữa, sự đổi mới về công nghệ của blockchain đã khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các công ty Blockchain/ công ty Crypto tại nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu biểu như Singapore, Canada, Estonia, UAE và Mỹ.
Bài viết này của Global Link Asia Consulting cung cấp Doanh nghiệp có dự định mở công ty Crypto tại Mỹ
- Những thông tin, khái niệm quan trọng cần biết về Crypto tại Mỹ theo pháp luật;
- Các yêu cần có khi Doanh nghiệp lựa chọn thành lập công ty Crypto tại Mỹ;
- Tuân thủ cần thực hiện và các lưu ý quan trọng khi mở công ty Crypto ở Mỹ.
1. Các khái niệm cần biết khi thành lập công ty Crypto tại Mỹ
Cá nhân/Doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty Crypto tại Mỹ cần nắm rõ những khái niệm và hồ sơ giấy tờ để đáp ứng các yêu cầu của chính phủ tại bang, tiểu bang thành lập công ty, hãy cùng Global Link Asia Consulting tìm hiểu những khái niệm sau trong kinh doanh Crypto tại Mỹ.
1.1. Khái niệm Money Service Business (MSB) khi mở công ty Crypto tại Mỹ
Theo Cục mạng lưới phòng chống tài chính Mỹ (Fincanical Crimes Enforcement Network- FinCEN) - cơ quan thi hành pháp luật tại Mỹ, Money Service Business (MSB), hay kinh doanh dịch vụ tiền tệ, là khái niệm được dùng để miêu tả Doanh nghiệp/ Cá nhân, tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ như:
- Giao dịch tiền tệ (Currency dealer or exchanger);
- Giao dịch séc (Check Casher);
- Phát hành séc du lịch và ra lệnh chuyển tiền (Issuers of traveler’s checks or money orders);
- Kinh doanh séc du lịch và ra lệnh chuyển tiền (Seller or redeemer of traveler's checks, money orders);
- Chuyển đổi tiền tệ (Money transmitter).
Như vậy, doanh nghiệp lựa chọn thành lập công ty Crypto tại Mỹ sẽ được xem như một công ty kinh doanh dịch vụ tiền tệ (MSB) do xuất hiện yếu tố chuyển đổi tiền tệ: Tiền thực - Tiền điện tử hay Tiền điện tử - Tiền điện tử.
1.2. Khái niệm Money Transmitter (MT), Money Transmitter license (MST) khi mở công ty Crypto tại Mỹ
Money Transmitter (MT), hay chuyển đổi tiền tệ, là khái niệm được dùng để miêu tả:
- Cá nhân/Doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuyển đổi tiền tệ, tài sản có giá trị tương đương, bằng bất kỳ phương tiện nào thông qua cơ quan hoặc tổ chức tài chính, bên thứ ba;
- Cá nhân/ Doanh nghiệp được xem là bên thứ ba thực hiện hoạt động chuyển đổi tiền tệ giữa các bên.
Đối với Doanh nghiệp mở công ty Crypto tại Mỹ, Doanh nghiệp sẽ được công nhận là một Money Transmitter. Chính vì vậy, theo luật liên bang 18 USC § 1960, Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Mỹ cần phải đăng ký giấy phép chuyển đổi tiền tệ (Money Transmitter license - MST) cho chính quyền liên bang để có thể hoạt động kinh doanh và giao dịch Crypto tại Mỹ.
2. Yêu cầu cần có khi Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Mỹ
Việc đăng ký mở công ty Crypto tại Mỹ sẽ cần Doanh nghiệp đáp ứng rất nhiều yêu cầu. Trong các yêu cầu đó, có 3 yêu cầu cơ bản tiên quyết mà Doanh nghiệp cần thực hiện khi đăng ký thành lập công ty Crypto tại Mỹ.
Cục mạng lưới Phòng chống Tội phạm Tài chính (Financial Crimes Enforcement Network - FinCEN) yêu cầu Doanh nghiệp mở công ty Crypto tại Mỹ phải đăng ký liên bang về việc mở công ty MSB với chính phủ liên bang. Giờ đây, Doanh nghiệp có thể đăng ký trực tuyến thông Hệ thống khai báo điện tử BSA (BSA E-Filing System).
Bên cạnh việc đăng ký điện tử BSA, Doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị và duy trì danh sách đại lý (agent list). Danh sách đại lý là danh sách các công ty, đại lý dùng dịch vụ MSB của doanh nghiệp.
Sau khi đã đăng ký mở công ty Crypto tại Mỹ với chính phủ liên bang, Doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị báo cáo phòng chống rửa tiền đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của FinCEN. Điều này đảm bảo Doanh nghiệp giao dịch Crypto sàng lọc và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, đồng thời bố trí các nguồn lực và nhân viên cần thiết để chống lại hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố tiềm ẩn.
Sau đây là một vài yếu tố cần xem xét khi chuẩn bị báo phòng chống rửa tiền cho công ty Crypto tại Mỹ:
- Bổ nhiệm một Cá nhân đảm nhiệm chức vụ phòng chống rửa tiền (AML compliance officer). Thông thường, Cá nhân sẽ là Chủ Doanh nghiệp, Giám đốc, Kế toán trưởng;
- Soạn thảo quy trình và các biện pháp phòng chống rửa tiền AML;
- Quy trình đào tạo nhân viên trong phòng chống rửa tiền AML;
- Quy trình xem xét, đánh giá báo cáo rửa tiền AML;
- Yếu tố khác.
Bên cạnh đó, báo cáo AML cũng yêu cầu Doanh nghiệp chuẩn bị Báo cáo hoạt động nghi ngờ (Suspicious Activity report - SAR). Doanh nghiệp có thể khai báo SAR thông qua Hệ thống đăng ký điện tử BSA (BSA E-Filing System).
Doanh nghiệp cần chuẩn bị báo cáo phòng chống rửa tiền trước khi mở công ty Crypto tại Mỹ. Global Link Asia Consulting có thể hỗ trợ Doanh nghiệp với các dịch vụ báo cáo tài chính, thuế kế toán và báo cáo phòng chống rửa tiền cho Doanh nghiệp Crypto tại Mỹ.
Sau khi đã đăng ký liên bang và hoàn thành báo cáo AML, Doanh nghiệp mở công ty Crypto tại Mỹ sẽ được yêu cầu đăng ký giấy phép chuyển đổi tiền tệ (MTL) ở các tiểu bang mà Doanh nghiệp dự định sẽ hoạt động kinh doanh, giao dịch Crypto.
Tất cả các tiểu bang của Mỹ, ngoại trừ Montana, sẽ yêu cầu Doanh nghiệp cần có giấy phép khi hoạt động kinh doanh, giao dịch Crypto tại tiểu bang đó. Montana không có luật kinh doanh dịch vụ tiền tệ (MSB) và do đó, Doanh nghiệp sẽ không cần đăng ký giấy phép chuyển đổi tiền tệ (MTL) tại Montana.
Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh giao dịch Crypto tại Los Angeles sẽ cần xin giấy phép chuyển đổi tiền tệ (MTL) tại tiểu bang Los Angeles.
3. Các lưu ý khi Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Mỹ kinh doanh, giao dịch Crypto
Theo luật, các công ty Crypto hoạt động tại Mỹ phải nộp Báo cáo giao dịch tiền tệ (Currency Transaction Report - CTR) trong vòng 15 ngày liên quan đến BẤT KỲ giao dịch tiền mặt nào hoặc một loạt giao dịch vượt quá 10.000 đô la cho mỗi người trong cùng một ngày.
Ngoài ra, các công ty Crypto hoạt động tại Mỹ cũng có nghĩa vụ báo cáo bất kỳ giao dịch đáng ngờ nào có giá trị trên 2.000 đô la.
Loại báo cáo | Hạn nộp báo cáo | Quy định khai báo |
Báo cáo giao dịch tiền tệ (Currency Transaction Report - CTR) | 15 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch |
|
Báo cáo hoạt động nghi ngờ (Suspicious Activity report - SAR) | 30 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch |
|
Có thể thấy, quy trình mở công ty Crypto tại Mỹ yêu cầu các thủ tục hồ sơ và giấy phép khá phức tạp và chính sách mở công ty Crypto tại Mỹ ở mỗi tiểu bang là khác nhau. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho Doanh nghiệp đăng ký mở công ty Crypto tại Mỹ vì quá trình đăng ký công ty Crypto tại Mỹ tốn khá nhiều chi phí và thời gian.
Chú ý quan trọng
Khi lựa chọn mở công ty Crypto tại các quốc gia, Doanh nghiệp nên lựa chọn các quốc gia thân thiện và có các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp kinh doanh Crypto như:
- Ưu đãi thuế;
- Yêu cầu đăng ký mở công ty Crypto tiện lợi, đơn giản;
- Bảo mật thông tin chủ Doanh nghiệp và hồ sơ công ty;
- Hỗ trợ công ty kinh doanh, giao dịch Crypto.
Bên cạnh việc mở công ty Crypto tại Mỹ, Doanh nghiệp kinh doanh Crypto có thể tham khảo các quốc gia ưu đãi thuế và có các chính sách tạo điều kiện rất hấp dẫn cho Doanh nghiệp kinh doanh Crypto như Singapore, Estonia, UAE, v.v. Global Link Asia Consulting sẽ tư vấn, hỗ trợ Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Singapore, Estonia, UAE, v.v nhanh chóng, hiệu quả, tiện lợi.
4. Global Link Asia Consulting có thể hỗ trợ gì cho Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Mỹ?
Doanh nghiệp có mong muốn thành lập công ty Crypto tại Mỹ sẽ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng với quy trình đăng ký phức tạp, nghiêm ngặt nhằm đảm bảo Doanh nghiệp có thể tuân thủ quy định của chính phủ liên bang Mỹ.
Chính vì vậy, Global Link Asia Consulting - với vai trò là công ty tư vấn thành lập công ty tại Singapore, Canada, và Mỹ , Global Link Asia Consulting sẽ hỗ trợ doanh nghiệp:
- Tư vấn và hỗ trợ thành lập công tại Mỹ, tư vấn chọn lựa tiểu bang phù hợp;
- Tư vấn và nộp đơn cấp mã số thuế doanh nghiệp (EIN) và mã số thuế cá nhân (ITIN);
- Tư vấn các phương án tối ưu khi kinh doanh và vận hành để công ty có thể phát triển bền vững;
- Hỗ trợ đăng ký các loại giấy phép kinh doanh, cho thuê địa chỉ văn phòng tại Mỹ;
- Hỗ trợ mở, xác thực, quản lý, liên kết Stripe, PayPal Business, Payoneer,v.v để tài khoản có độ trust cao;
- Hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng vật lý, ngân hàng điện tử cho Công ty nước ngoài đủ điều kiện, hỗ trợ làm việc với Google, Facebook;
- Tư vấn quy trình, thủ tục và hồ sơ chuẩn bị mở tài khoản TikTok Shopping, Walmart.com, v.v;
- Chuẩn bị báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực kế toán Mỹ GAAP và khai thuế tiểu bang, liên bang tại Mỹ.
5. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến việc thành lập công ty Crypto tại Mỹ
Cục mạng lưới Phòng chống Tội phạm Tài chính (FinCEN) thường xuyên cập nhập các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện mới và yêu cầu các công ty luôn tuân thủ kịp thời các quy định ban hành với cục FinCEN.
Các công ty không tuân thủ các quy định của cục FinCEN có thể dẫn đến hình phạt lên đến 5,000 USD cho mỗi vi phạm hoặc tối đa là 5 năm tù.
Năm 2019, FinCEN đã trừng phạt Eric Powers - Cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, giao dịch Crypto vì vi phạm luật phòng chống rửa tiền AML khi không đáp ứng được 3 yêu cầu tiên quyết nêu trên trong bài viết.
- Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Mỹ cần đăng ký liên bang với cục FinCEN (Federal registration);
- Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Mỹ cần chuẩn bị báo cáo phòng chống rửa tiền (Anti Money Laundering program - AML program);
- Doanh nghiệp thành lập công ty Crypto tại Mỹ cần đăng ký giấy phép chuyển đổi tiền tệ (MTL) ở tiểu bang.
Mạng lưới phòng chống Tội phạm Tài chính (Financial Crimes Enforcement Network - FinCEN) ngăn chặn và trừng phạt hành vi rửa tiền và các tội phạm tài chính liên quan. FinCEN theo dõi cá nhân, Doanh nghiệp thông qua việc điều tra và ghi nhận các báo cáo bắt buộc của cá nhân, tổ chức tài chính.
Đạo luật Bảo mật Ngân hàng (BSA) ban hành 1970 để chống rửa tiền và các tội phạm tài chính khác.
BSA yêu cầu nhiều tổ chức tài chính lưu giữ hồ sơ và nộp báo cáo của các giao dịch nhất định. Các báo cáo này được gửi đến FinCEN.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 06 tháng 04 năm 2018. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.