Việc sở hữu một tài khoản PayPal Business mạnh là điều mọi Doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử quốc tế không thể thiếu, đặc biệt là khi ngành này đang có tốc độ phát triển thần tốc.
Để hỗ trợ những Merchant sử dụng PayPal tính toán chi phí của Doanh nghiệp mình, Global Link Asia Consulting sẽ phân tích những khoản phí của tài khoản PayPal Business tại Singapore, góp phần giúp Doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền quốc tế.
1. Làm thế nào để mở tài khoản Paypal Business tại Singapore
Mở tài khoản PayPal Business để thực hiện giao dịch quốc tế đã không còn xa lạ với các chủ Doanh nghiệp Việt Nam có công ty thành lập tại Singapore.
Việc đăng ký tài khoản PayPal Business sẽ đơn giản và nhanh chóng khi có đủ các giấy tờ cần thiết và thực hiện chính xác các bước.
Doanh nghiệp muốn mở tài khoản PayPal tại Singapore dễ dàng, đơn giản, thành công, mở khóa ưu đãi độc quyền dành cho PayPal Singapore thì hãy liên hệ Global Link Asia Consulting ngay hôm nay.
2. Các khoản phí của tài khoản Paypal Business đăng ký tại Singapore
Sau khi mở tài khoản PayPal Business, việc Merchant (người bán hàng, chủ tài khoản PayPal) cần làm tiếp theo là tính toán chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận và dòng tiền. Thông thường, Merchants sẽ thực hiện 3 hoạt động giao dịch phổ biến là:
(1) Nhận thanh toán từ khách hàng qua PayPal;
(2) Thanh toán tiền cho các bên thứ 3 (agencies, suppliers, v.v.) qua PayPal;
(3) Rút tiền từ tài khoản PayPal Business về tài khoản ngân hàng. Merchant có thể rút đô la Mỹ (USD), đô la Singapore (SGD), hay các loại tiền tệ khác mà PayPal hỗ trợ.
Các hoạt động giao dịch khác nhau thường có mức phí PayPal khác nhau.
2.1. Các khoản phí khi Merchants nhận thanh toán từ khách hàng qua PayPal
PayPal tính phí người bán khi nhận thanh toán, dựa trên số lượng và giá trị đơn hàng được thực hiện qua PayPal và nơi thực hiện các khoản thanh toán. Tùy thuộc vào đối tượng người mua đến từ Singapore các quốc gia khác, các khoản phí được tính như sau:
Khối lượng thanh toán | Người mua từ Singapore | Người mua quốc tế |
0 - 5,000 SGD | 3,9% + 0,50 SGD | 4,4% + 0,50 SGD |
5,001 - 15,000 SGD | 3,4% + 0,50 SGD | 3,9% + 0,50 SGD |
15,001 - 25,000 SGD | 3,2% + 0,50 SGD | 3,7% + 0,50 SGD |
25,001 - 150,000 SGD | 2,9% + 0,50 SGD | 3,4% + 0,50 SGD |
nhiều hơn 150,000 SGD | 2,7% + 0,50 SGD | 3,2% + 0,50 SGD |
PayPal có thể có các đợt điều chỉnh mức phí. Để cập nhật thông tin chi tiết, hãy tham khảo trang báo giá trên website PayPal. Ngoài ra, Merchant với khối lượng giao dịch hàng tháng lớn có thể đăng ký làm thẩm định tài khoản PayPal để được mức phí ưu đãi hơn.
2.2. Các khoản phí khi Merchants thanh toán tiền cho các bên thứ 3 qua PayPal
Chủ Doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sẽ cần phải gửi tiền đến rất nhiều đối tượng khác nhau như nhà cung cấp nước ngoài, agency quảng cáo, nhân viên làm việc tại nước ngoài, v.v.
Những khoản phí trên các giao dịch gửi tiền thường bao gồm các khoản phí hiện hành (applicable fees) hoặc phí chuyển đổi tiền tệ (currency conversion charges) nếu có.
Những khoản phí này thường do người nhận thanh toán và có thể thay đổi tùy theo đơn vị tiền tệ mà Merchants dùng để gửi tiền. Merchant có thể đăng ký MassPay để chịu phí khi chuyển tiền (chỉ dành cho các tài khoản PayPal Business VIP đã làm Thẩm định).
Với MassPay, mức phí thường ở mức 2% của giao dịch, đến tối đa 80SGD (tương đương khoảng 60USD) cho mỗi giao dịch. Các mức phí khi thay đổi sẽ được cập nhật tại PayPal User Agreement.
2.3. Các khoản phí khi Merchants rút tiền từ tài khoản PayPal Business về tài khoản ngân hàng tại Singapore
Phí rút tiền từ PayPal về tài khoản ngân hàng Singapore sẽ là 1 SGD nếu Merchants rút ít hơn 200 SGD; và miễn phí nếu trên ngưỡng đó. Khi rút tiền, Merchant cũng nên lưu ý đến khoản phí chuyển đổi tiền tệ, thường được tính vào tỷ giá hối đoái của PayPal. Nếu rút tiền về bank USD, mức phí thường là 3%.
Có thể thấy, các loại phí khi giao dịch qua tài khoản PayPal Business tương đối phức tạp. Điều này đòi hỏi Merchants phải thường xuyên cập nhật thông tin về tỷ giá hối đoái và bắt kịp các thay đổi về quy định và tỷ lệ phí của PayPal.
Đây có thể là một trở ngại lớn của Merchants khi vừa phải duy trì hiệu quả kinh doanh, vừa phải đón đầu những thay đổi của PayPal và thị trường tiền tệ xung quanh.
Tin mừng là, các khoản phí này có thể được giảm bớt nếu tài khoản PayPal Business của Doanh nghiệp được nâng cấp lên tài khoản PayPal Business VIP, có PayPal Pro. Việc nâng cấp lên PayPal Pro sẽ giúp Merchants tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm được đáng kể chi phí đáng kể khi giao dịch, và ổn định tài khoản.
Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp:
- Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business, cổng thanh toán quốc tế theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn.
- Tư vấn chiến lược về quá trình mở PayPal, chạy tăng Volume, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v.
- Hỗ trợ quản lý và duy trì tài khoản PayPal Busines, tài khoản VIP, hướng dẫn giải quyết tranh chấp, hướng dẫn tối ưu hóa cách chuyển tiền quốc tế, v.v.
3. Các câu hỏi thường gặp về các khoản phí của tài khoản Singapore PayPal Business
PayPal không có công cụ tính phí PayPal để xem mức phí thực tế và tỷ giá tương ứng, Doanh nghiệp chỉ có thể kiểm tra qua PayPal Merchant Fees. Tuy nhiên, Doanh nghiệp có thể tìm kiếm trực tuyến một công cụ tính miễn phí Phí người bán PayPal để sử dụng.
Nếu Doanh nghiệp có tài khoản PayPal đã được xác minh thì sẽ không có giới hạn về tổng số tiền Doanh nghiệp có thể gửi. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng PayPal đặt một lệnh giữ (Hold) và dự trữ (Reserve) nhất định trên mỗi tài khoản PayPal, tùy thuộc vào độ tin cậy của công ty theo đánh giá của PayPal, vì vậy Doanh nghiệp không thể gửi tất cả số tiền của mình cùng một lúc.
Ngoài phí giao dịch tiêu chuẩn, còn có một số khoản phí bổ sung liên quan đến tài khoản người bán PayPal mà doanh nghiệp nên biết:
- Phí bồi hoàn (Chargeback fee): Nếu khách hàng có vấn đề với một giao dịch và bắt đầu yêu cầu bồi hoàn, PayPal có thể tính phí xử lý tranh chấp.
- Phí hoàn tiền (Refund fee): Khi người bán hoàn tiền cho khách hàng, PayPal vẫn có thể tính phí cố định cho giao dịch ban đầu.
- Phí xuyên biên giới (Cross-border fee): Đối với các giao dịch liên quan đến người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau, PayPal có thể áp dụng các khoản phí bổ sung được gọi là phí xuyên biên giới.
- Phí chuyển đổi tiền tệ (Currency conversion fee): Nếu giao dịch liên quan đến chuyển đổi tiền tệ, PayPal sẽ tính phí dựa trên tỷ lệ chuyển đổi.
- Phí rút tiền (Withdrawal fee): Tùy thuộc vào phương thức và loại tiền tệ được chọn để rút tiền từ tài khoản PayPal, phí rút tiền bổ sung có thể được áp dụng.
- Phí thanh toán định kỳ (Recurring billing fee): Đối với các doanh nghiệp sử dụng PayPal để thanh toán định kỳ các dịch vụ, sản phẩm, PayPal có thể có các khoản phí bổ sung liên quan đến các tính năng này.
Doanh nghiệp có thể xem xém đăng ký thẩm định tài khoản PayPal Singapore để đăng ký tài khoản PayPal Business VIP, tài khoản này sẽ được hưởng các ưu đãi về chi phí khi giao dịch và vô càn các lợi ích khác. Để biết thêm chi tiết, Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn chi tiết về thẩm định tài khoản PayPal.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 15 tháng 12 năm 2020. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.