Tài khoản PayPal bị khóa, bị limit 21 ngày, 180 ngày, hay bị giam tiền, v.v. đã không còn là chuyện xa lạ với Merchants.
Dù việc Paypal limit diễn ra phổ biến, không phải Merchant nào cũng biết mình đã vô tình vi phạm những quy định nào của PayPal.
Các giới hạn về tài khoản (PayPal limit) có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý thanh toán, thanh toán cho nhà cung cấp và tiếp cận tiền cho các nhu cầu kinh doanh khác của các Merchant.
Trong bài viết sau, Global Link Asia Consulting sẽ chia sẻ thông tin cụ thể về những vi phạm Doanh nghiệp hay gặp phải nhất khi dùng PayPal, cách xử lý để từ đó, hướng đến các giải pháp để hạn chế PayPal limit
1. Giới hạn tài khoản PayPal (Paypal litmit) là gì?
Giới hạn tài khoản PayPal hay Paypal limit là những hạn chế tạm thời ngăn bạn gửi, nhận hoặc rút tiền từ tài khoản PayPal của mình.
Tài khoản của bạn có thể bị giới hạn nếu có nghi ngờ gian lận, nếu tài khoản của bạn không tuân thủ Chính sách sử dụn của PayPal hoặc nếu tỷ lệ tranh chấp của bạn quá cao.
Trong hầu hết các trường hợp, PayPal sẽ gửi email cho chủ tài khoản hoặc chủ tài khoản sẽ thấy một cảnh báo trên tài khoản PayPal trước khi một giới hạn có hiệu lực.
“Bạn không thể sử dụng PayPal nữa”!
Nếu Doanh nghiệp đang làm Dropship, bán phần mềm, bán hàng xuyên biên giới, v.v., chắc hẳn dòng thông báo trên đây sẽ là nỗi ám ảnh lớn. Lại một lần nữa, account của Doanh nghiệp bị khóa. Trong các trường hợp này, Doanh nghiệp có thể xác định ro được những nguyên nhân chính là gì không? Bài viết dưới này sẽ giúp Doanh nghiệp làm rõ các vi phạm mà hoạt động giao dịch công ty mắc phải.
PayPal có thể mang lại nhiều lợi ích rất lớn cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, những người bán hàng (Merchant) chạy PayPal đã lâu và nhiều chắc chắn đã từng gặp nhiều vấn đề bị giam tiền, xác minh tài khoản, giao dịch, hay limit 180 ngày, v.v.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc tài khoản PayPal bị khóa? Làm sao để khôi phục tài khoản PayPal limit?
2. Nguyên nhân tài khoản PayPal limit
Ngoài những lý do tài khoản bị khóa tạm thời do các yêu cầu xác minh và làm thẩm định tài khoản PayPal, những lý do khác làm tài khoản PayPal limit bao gồm:
Nguyên nhân | Mô tả chi tiết |
Tài khoản không tuân thủ các yêu cầu quy định | Merchant vi phạm các việc như bán hàng giả, lậu, các mặt hàng bị cấm, chẳng hạn như thuốc theo toa hoặc súng, v.v. (Lưu ý đây là những vi phạm rất nghiêm trọng). Hoặc dùng PayPal cho các mục đích khác với User Agreement (Thỏa thuận với Người dùng). Ví dụ: Nếu nhận được khoản quyên góp thông qua PayPal, Doanh nghiệp phải cung cấp tài liệu xác nhận công ty đang là tổ chức phi lợi nhuận đã đăng ký. |
Số lượng yêu cầu bồi thường và bồi hoàn cao (Refund & Chargeback Requests) | Khi có nhiều người mua hàng yêu cầu Refund, Chargeback, Report, khiếu nại, v.v. PayPal có thể khóa tài khoản để kiểm tra và yêu cầu Merchant phải giải quyết xong các vấn đề này. Vấn đề này rất phổ biến trong thời gian vừa qua khi chuỗi cung ứng của nhiều Store bị ảnh hưởng bởi dịch. Các vấn đề có thể được xem xét bao gồm:
|
Có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng về sản phẩm hoặc số lượng hàng bán | Nếu chủ tài khoản PayPal bắt đầu bán một loại sản phẩm hoàn toàn mới, nhất là các mặt hàng cao cấp hơn, hoặc nếu doanh số bán hàng tăng rất nhanh (số tiền nhận trong tài khoản rất lớn hoặc rất nhiều trong 1 khoản thời gian ngắn) tài khoản này có thể bị giới hạn để kiểm tra. Ví dụ: Bình thường, chủ tài khoản chỉ nhận được 15 USD trong 1 tháng. Bỗng nhiên, chủ tài khoản nhân được 90 USD trong 2 ngày liên tiếp. Như vậy, tài khoản này có nguy cơ cao bị limit Tuy nhiên, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tránh được điều này nếu account được set up chuẩn và thông báo trực tiếp cho PayPal - liên hệ Global Link Asia Consulting để biết thêm chi tiết. |
Xuất hện quyền truy cập trái phép vào tài khoản PayPal | Nếu PayPal tin rằng ai đó đang sử dụng tài khoản PayPal mà chủ tài khoản không biết, thì tài khoản đó có thể được giới hạn để bảo vệ người dùng trong khi PayPal điều tra các giao dịch đáng ngờ. Các bước tương tự có thể được thực hiện nếu ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ của chủ tài khoản thông báo cho PayPal biết ai đó đã sử dụng tài khoản ngân hàng hoặc thẻ của người dùng mà không được phép. |
Xảy ra tranh chấp giữa người bán hàng và người mua hàng (Disputes) | Các tranh chấp giữa chủ tài khoản – người bán hàng - và khách hàng vì những nguyên nhân như:
Ví dụ, người bán dùng AI để thiết ảnh đẹp mắt, với mô tả sản phẩm chất lượng cao. Người mua sản phẩm cảm thấy sản phẩm không đúng hình ảnh và mô tả, dẫn tới khiếu nại qua PayPal. Trong các trường hợp trên, người dùng có thể khiếu nại trực tiếp tới PayPal và khi số lượng khiếu nại đạt mức nhất định, PayPal sẽ tiến hành limit tài khoản để kiểm tra hoạt động kinh doanh. |
Ngoài ra, Merchant còn có thể là nạn nhân của các loại hình gian lận trực tuyến (Online Frauds). Gian lận có thể làm tỷ lệ refund, chargebacks, disputes sẽ bị đẩy lên cao đột ngột. Một số loại gian lận phổ biến là:
Các hình thức gian lận trực tuyến | Mô tả chi tiết |
Dùng thẻ trộm (Stolen cards) | Người mua hàng sử dụng thông tin của thẻ tín dụng bị đánh cắp để mua hàng trực tuyến. Kẻ gian sử dụng thông tin thẻ (như số thẻ, ngày hết hạn, mã CVV) bị đánh cắp qua mạng để mua hàng trái phép. |
Hacker test thẻ trộm được (Card testing) | Đây là hoạt động kiểm tra một thẻ (hoặc nhiều thẻ) trên một website để xem thẻ đó có còn hợp lệ hay không trước khi sử dụng thẻ đó (có thể do trộm được mà có) trên một website khác để thực hiện thanh toán gian lận. Việc triển khai CAPTCHA hoặc triển khai rate-limiting charges có thể giúp chống lại loại gian lận này. |
Gian lận bằng email giả mạo | Có rất nhiều hình thức gian lận bằng email giả mạo, email phishing v.v. để lừa người bán rằng mình đã chuyển khoản, hoặc để đánh cắp thông tin tài khoản PayPal người bán. |
Đánh cắp thông tin tài khoản PayPal | Kẻ lừa đảo có thể xâm nhập vào tài khoản PayPal của người khác, mua hàng và thanh toán bằng tài khoản bị chiếm đoạt. Nếu chủ thật của tài khoản phát hiện thì có thể report lên PayPal, làm Merchant bán hàng cho người khách đó bị liên đới để điều tra. |
Gian lận thân thiện (Friendly Frauds) | Gian lận thân thiện xảy ra khi chính chủ thẻ hợp pháp mua hàng và thanh toán thành công, nhưng sau đó lại khiếu nại giao dịch với ngân hàng, PayPal. Việc này có thể xảy ra vì: Việc này dễ xảy ra nếu người mua quên mất mình mua gì, không kiếm được hóa đơn xác thực, hối hận sau khi mua, cố tình gian lận để không trả tiền hoặc đơn gian là do đối thủ chơi xấu, cố tình phá rối. |
3. Làm thế nào để biết tài khoản PayPal bị limit?
Quy trình dưới đây áp dụng tương tự cho cá nhân dùng tài khoản PayPal Personal và Doanh nghiệp sử dụng tài khoản PayPal Business
Trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy tài khoản của mình bị giới hạn (qua email hoặc thông báo từ tài khoản PayPal), Doanh nghiệp hãy thực hiện 1 trong 2 bước sau:
- Đăng nhập ào tài khoản PayPal Business và vào Resolution Center hoặck
- Nhấp vào biểu tượng chuông thông báo trên Dashboard.
Tại đây, chủ tài khoản có thể xem lại chi tiết tại sao tài khoản của mình bị giới hạn, đồng thời cũng sẽ tìm thấy các yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu từ PayPal nhằm giải quyết vấn đề.
Nếu nhận được email thông báo rằng tài khoản bị giới hạn nhưng không thấy thông tin gì trên Resolution Center, đây có thể là email giả mạo hoặc lừa đảo. Việc cần làm lúc này là:
- Chuyển tiếp email này đến
Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. để PayPal điều tra; - Sau khi gửi email đến PayPal, hãy xóa email giả trạo khỏi hộp thư (Email);
- Ngay lập tức đóng bất kỳ liên kết hoặc xóa bất kỳ tệp nào được tải xuống từ email/ website đáng ngờ, đồng thời chạy kiểm tra chống vi-rút, sau đó thay đổi mật khẩu và câu hỏi bảo mật.
4. Giải pháp hạn chế PayPal bị khóa
Tùy lý do cụ thể mà Merchant có thể áp dụng các giải pháp khác nhau để nhanh chóng giải quyết việc tài khoản PayPal bị khóa:
PayPal sẽ yêu cầu chủ tài khoản cung cấp thông tin xác thực, thường là:
- Chứng minh danh tính (Căn cước công dân chụp 2 mặt);
- Chứng minh địa chỉ của người dùng (Hóa đơn điện nước, sao kê ngân hàng, thẻ tín dụng, hóa đơn điện thoại mới nhất trong vòng 6 tháng;
- Chứng minh về khoản thanh toán (hóa đơn thanh toán, thông tin về các khoản thanh toán);
- Chứng minh về giao hàng (Bằng chứng về lô hàng, thông tin Tracking đơn hàng, thông tin của người mua.
Sau khi bạn chuẩn bị đủ các giấy tờ như trên, Doanh nghiệp hãy tiến hành xác minh luôn và ngay nhé. Cá nhân/Doanh nghiệp truy cập tài khoản Paypal, vào mục Resolution Center để thực hiện.
- Nếu có mục Upload a photo ID , Doanh nghiệp nhấp vào Resolve và chọn National ID, sau đó tải lên mặt trước và mặt sau CMND hoặc CCCD lên sau đó ấn Submit.
- Nếu có mục Profile proof of your addres, chọn loại hóa đơn phù hợp (hóa đơn điện thoại, sao kê ngân hàng, thẻ tín dụng), upload tài liệu lên và nhấp Submit
- Nếu có mục Business Information, Doanh nghiệp tải lên giấy đăng ký doanh nghiệp và nhấp Submit
Sau khi hoàn thành, Doanh nghiệp đợi ít ngày để Paypal xác thực và sau khi hoàn thành, Doanh nghiệp sẽ nhận Email
Quan trọng
Merchant phải tìm giải pháp giải quyết các vấn đề phát sinh từ khách hàng, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, và lưu trữ thông tin đơn hàng đầy đủ.
Một vấn đề khá phổ biến khi nộp tài liệu cho PayPal để giải quyết tranh chấp, Merchant có thể nộp sai thông tin hoặc tài liệu bổ sung chưa chuẩn theo yêu cầu của PayPal. Điều này làm kéo dài thời gian xác mình hoặc tranh chấp hoặc làm PayPal xử Merchant thua tranh chấp. Trong một số trường hợp, PayPal còn có thể áp limit 180 ngày lên tài khoản.
Với kinh nghiệm hỗ trợ xử lý nhiều trường hợp, Global Link Asia Consulting có thể tư vấn cho Doanh nghiệp cách làm chuẩn trong những tình huống này.
Tuy nhiên, Global Link Asia Consulting không đảm bảo hỗ trợ được các tài khoản PayPal cá nhân và các limit liên quan đến việc vi phạm chính sách hoặc vận hành Store kém.
- Chú ý đến các tín hiệu báo động đỏ như yêu cầu giao hàng gấp rút, chấp nhận thanh toán từng phần hoặc chấp nhận thanh toán được chia nhỏ giữa nhiều tài khoản PayPal. Đây đều là những dấu hiệu của các hoạt động gian lận.
- Kiểm tra kỹ địa chỉ giao hàng và địa chỉ thanh toán để đảm bảo chúng khớp với nhau, trước khi vận chuyển các mặt hàng có giá trị cao.
- Nếu Doanh nghiệp đang xây Store trên các nên tảng như WooCommerce, Shopbase, Shopify, hãy sử dụng các Fraud Protection plugins có sẵn hay bật các tính năng này lên.
- Yêu cầu xác nhận chữ ký của người nhận khi vận chuyển các mặt hàng giá trị cao, vì những khách hàng có thông tin xác thực hợp lệ cũng có thể thực hiện hành vi “gian lận thân thiện” do thiếu hiểu biết hoặc thiếu kiên nhẫn.
- Đăng ký Chương trình Bảo vệ Người bán của PayPal (Paypal Buyer’s Protection) và PayPal sẽ theo dõi các giao dịch để kịp thời phát hiện các dấu hiệu gian lận.
- Chặn những khách hàng có tiền sử tranh chấp hoặc bị khiếu nại gian lận. Những kẻ gian lận thường sẽ duy trì một mục tiêu trong thời gian dài nếu không có hành động nào chống lại họ.
- Đọc kỹ các điều khoản sử dụng (User’s Agreement của PayPal). Bằng cách này, chủ tài khoản có thể hạn chế được những rủi ro khóa tài khoản.
Mỗi khi tài khoản PayPal bị khóa, việc vận hành Store có thể bị ảnh hưởng khá đáng kể hoặc thậm chí là dừng hẳn, rất mất thời gian, công sức, và tiền bạc của chủ Store. Những vấn đề trên hoàn toàn có thể được khắc phục nếu Merchant kịp thời phát hiện và được hỗ trợ giải quyết từ đội ngũ tư vấn chuyên môn cao.
5. Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp hạn chết PayPal limit như thế nào?
Thông tin về việc nuôi tài khoản PayPal Trust để không bị limit có rất nhiều, tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng chuẩn xác và cập nhật. Mỗi khi tài khoản PayPal bị khóa, việc vận hành Store có thể bị ảnh hưởng khá đáng kể hoặc thậm chí là dừng hẳn, rất mất thời gian, công sức, và tiền bạc của chủ Store. Những vấn đề trên hoàn toàn có thể được khắc phục nếu Merchant kịp thời phát hiện và được hỗ trợ giải quyết bởi đội ngũ tư vấn chuyên môn cao.
Hiểu được nhu cầu đó, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ:
- Tư vấn các phương án giao dịch, chuyển nhận tiền với đối tác và khách hàng quốc tế, tối ưu hóa dòng tiền kinh doanh.
- Hỗ trợ đăng ký, quản lý và duy trì tài khoản VIP tại các cổng thanh toán quốc tế với thời gian nhanh và mức phí ưu đãi hơn. Tư vấn tuân thủ Thỏa thuận Người dùng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
- Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business mới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn.
- Tư vấn chiến lược về quá trình chạy tăng Volume với PayPal, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v.
Global Links Asia Consulting sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói, từ đăng ký thành lập công ty ở nước ngoài (đặc biệt là Singapore), hướng dẫn mở tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp tại ngân hàng Singapore, tư vấn thuế, kế toán doanh nghiệp, đến hỗ trợ dùng phần mềm kế toán quốc tế QuickBooks, chữ ký điện tử, đăng ký tên miền quốc tế, dùng số phone transfer quốc tế tại Singapore, Mỹ, EU, v.v. để chăm sóc khách hàng, và còn nhiều dịch vụ linh hoạt khác.
6. Các câu hỏi thường găp về PayPal limit
Đi du lịch/công tác nước ngoài (Traveling abroad) có thể gây ra PayPal limit không đáng có.
Điều này dẫn đễn địa điểm định vị theo điện thoại, máy tính thay đổi đột ngột, dẫn đến tài khoản bị Limit để đảm bảo an toàn người dùng (Tránh trường hợp điện thoại, máy tính bị đánh cắp và truy cập trái phép)
Chủ tài khoản nên thiết lập Hồ sơ du lịch (Travel Profile) trên PayPal trước chuyến đi: Chỉ cần đăng nhập, đi tới Hồ sơ & Cài đặt (Profile & Settings) và nhập chi tiết chuyến đi cùng với thông tin liên hệ.
Để thiết lập thành công Hồ sơ du lịch, chuyến đi phải bắt đầu trong vòng 30 ngày và không thể kéo dài quá một năm.
Giới hạn chuyển khoản và PayPal limit là các khái niệm có liên quan nhưng không hoàn toàn giống nhau.
Giới hạn chuyển khoản (Transfer limit) là mức tiền tối đa doanh nghiệp có thể gửi hoặc nhận qua PayPal trong một khoảng thời gian, tùy theo trạng thái tài khoản, xác minh và lịch sử giao dịch. Mức tối đa cho tài khoản xác thực là $60,000 USD, nhưng bình thường sẽ bị giới hạn ở mức $10,000 USD
Mặt khác, PayPal limit là các hạn chế khiến người dùng không thể rút, nhận và chuyển tiền, do PayPal áp đặt khi phát hiện rủi ro như vi phạm quy định, bảo mật, hoặc hoạt động bất thường.
Doanh nghiệp nên làm theo hướng dẫn được cung cấp trong Resolution Center, PayPal có thể yêu cầu thêm thông tin hoặc tài liệu để chứng thực vấn đề.
Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể tìm kiếm một chuyên gia có thể giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết kịp thời. Global Link Asia Consulting có thể giúp Doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến PayPal.
Thời gian giải quyết thay đổi tùy theo mức độ phức tạp của vấn đề và tốc độ Doanh nghiệp cung cấp thông tin được yêu cầu. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, PayPal phải mất 180 ngày để điều tra và xóa bỏ các giới hạn tài khoản. Vì vậy, Doanh nghiệp làm theo hướng dẫn của PayPal càng nhanh thì quá trình loại bỏ các hạn chế càng nhanh hơn.
PayPal Business có quy định giới hạn chuyển tiền khác nhau tùy thuộc vào trạng thái xác minh tài khoản:
- Tài khoản chưa được xác minh: Người dùng có thể thực hiện giao dịch một lần lên đến 4.000 USD.
- Tài khoản đã được xác minh: Không có giới hạn tổng số tiền người dùng có thể chuyển. Doanh nghiệp có thể chuyển khoản lên đến 60.000 USD trong một giao dịch,
- Bình thường,Paypal sẽ giới hạn ở mức 10.000 USD để kiểm tra, xác thực, phòng chóng trường hợp rửa tiền trái phép.
Mặc dù không có giới hạn tối thiểu bắt buộc cho các giao dịch gửi tiền thông thường, PayPal Business vẫn áp dụng một số điều kiện nhất định. Ví dụ: khi chuyển tiền vào thẻ ghi nợ, số tiền tối thiểu là 1 đô la Mỹ.
Trong trường hợp trên, Doanh nghiệp cần liên hệ với bên bán để kiểm tra họ xác thực thông tin như thế nào và nhờ bên mua hỗ trợ xác thực.
Global Link Asia Consulting không khuyến khích doanh nghiệp mua tài khoản Paypal có sẵn vì các tài khoản này có nguy cơ cao bị khóa vĩnh viễn.
Doanh nghiệp có thể xem xét mở tài khoản PayPal Business uy tín để sử dụng dài lâu, an toàn, hiệu quả với sự hỗ trợ từ Global Link Asia Consulting.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 08 tháng 10 năm 2020. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.