Xu hướng phát triển cổng thanh toán trực tuyến đã xuất hiện ở Việt Nam từ hơn 10 năm trước. Khi các cổng thanh toán có tiếng tăm của quốc tế như PayPal bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp trong nước cũng quyết tâm xây dựng thương hiệu nội địa. Khi nhu cầu thanh toán online ngày càng phổ biến ở Việt Nam thì việc Doanh nghiệp tích hợp cổng thanh toán online trên website bán hàng của mình là một điều gần như bắt buộc.
Trong bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ giới thiệu
- Tổng quan về các cổng thanh toán ở Việt Nam để giúp doanh nghiệp lựa chọn cổng thanh toán phù hợp với việc kinh doanh của mình;
- Vì sao các cổng thanh toán nội địa của Việt Nam khó kinh doanh quốc tế;
- Các giải pháp cổng thanh toán online quốc tế phổ biến.
1. Tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến
1.1. Cổng thanh toán điện tử là gì
Cổng thanh toán trực tuyến là các dịch vụ trung gian hỗ trợ được tích hợp vào trang web hoặc ứng dụng, cho phép người dùng thực hiện thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển khoản ngân hàng hoặc các phương thức thanh toán điện tử khác để mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ online
1.2. Các cổng thanh toán thay đổi cách doanh nghiệp vận hành như thế nào?
Thanh toán trực tuyến đã cách mạng hóa cách các công ty nhận và xử lý các khoản thanh toán cũng như quản lý dòng tiền của mình. Tuy nhiên, những lợi ích của nó còn nhiều hơn thế.
Giao dịch được xử lý ngay khi đặt lệnh thanh toán. Bên cạnh đó, hệ thống còn có thể báo cho khách hàng các khoản thanh toán đã thực hiện, giúp tăng khả năng quản lý tiền.
Nhiều giao dịch có thể được thiết lập tự động, hoặc được ủy quyền tự động, hạn chế các thao tác thủ công (ví dụ: các giao dịch cố định định kỳ). Việc này giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian, giúp doanh nghiệp đảm bảo doanh thu và giảm các nguy cơ do lỗi của con người khi thực hiện giao dịch.
Cổng thanh toán cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn thanh toán, từ đó giúp người bán tăng tỷ lệ chuyển đổi. Cổng cũng giúp người bán dễ dàng thực hiện các chính sách chiết khấu trong các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, các phương thức thanh toán online cũng thu hút các đối tượng người tiêu dùng mới nhưGen X và Millennials - những người thường ưu tiên thanh toán trực tuyến.
- Việc Store của tích hợp với một cổng thanh toán điện tử tin cậy, có tên tuổi sẽ giúp tạo uy tín cho doanh nghiệp trong mắt người mua hàng.
- Tạo tiền đề cho những thay đổi liên quan đến Fintech trong tổ chức của mình trong tương lai.
- Việc sẵn sàng chấp nhận thanh toán trực tuyến tạo tiền đề để doanh nghiệp đón nhận các giải pháp Fintech mới khác như tiền điện tử hoặc blockchain.
2. Tổng quan các cổng thanh toán ở Việt Nam
Một khái niệm đi cùng với cổng thanh toán trực tuyến là ví điện tử. Nhiều dịch vụ thanh toán trực tuyến thường cung cấp luôn một ví điện tử nên người dùng rất dễ nhầm lẫn nhầm lẫn 2 công cụ này với nhau.
Phần lớn các dịch vụ thanh toán trung gian như các cổng thanh toán điện tử không có chức năng lưu trữ tiền. Đây là chức năng của ví điện tử, tiêu biểu như Google Wallet với Google Pay và Apple Wallet và Apple Pay hay PayPal, Stripe.
Ở Việt Nam, nhiều cổng thanh toán điện tử có tích hợp sẵn ví điện tử để tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán cho người dùng như VTCPay, VNPAY, MOMO, v.v.
Một vài dịch vụ khác thì chỉ có ví điện tử nhưng không có cổng thanh toán điện tử, điển hình là Airpay của công ty Cổ phần Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam (Vietnam Esports).
Hãy cùng điểm qua các ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam.
OnePay | Ngân Lượng | MoMo | Payoo | |
Năm thành lập | 2006 | 2009 | 2014 | |
Công ty thành lập | Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trực tuyến OnePAY | Công ty PeaceSoft | M_Service hợp tác với Vinaphone | Công ty CP Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion) |
Tốc độ phát triển |
|
|
|
|
Hạn chế |
|
|
|
|
3. Kết luận về các cổng thanh toán ở Việt Nam
3.1. Một số hạn chế của các cổng thanh toán Việt Nam.
Các nền tảng thanh toán ở Việt Nam với sự hiểu rõ về thị trường đã cung cấp rất đa dạng các dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn một số mặt hạn chế như sau:
- Không có công ty dẫn đầu rõ ràng nào thống trị như PayPal ở Mỹ và không có những công ty mới với dịch vụ đột phá như Venmo, nơi tạo ra khái niệm social payment.
- Hầu hết các cổng thanh toán nội địa không chấp nhận thanh toán từ nước ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp Việt không thể dùng các cổng thanh toán này để nhận tiền từ người mua hàng quốc tế mà vẫn phải dựa vào các cổng quốc tế khác.
3.2. Giải pháp thanh toán cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh ở nước ngoài.
Để doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm của mình ra thế giới, một cổng thanh toán phổ biến, uy tín, cho phép giao dịch quốc tế tiện lợi chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực.
Khi bán hàng cho khách hàng nước ngoài trên các nền tảng thương mại điện tử như eBay, Amazon, Shopify,v.v. Doanh nghiệp buộc phải có các cổng thanh toán quốc tế (PayPal, 2Checkout,…) để dễ dàng giao dịch quốc tế và khẳng định uy tín của doanh nghiệp.
Tuy vậy, công ty Việt Nam thường không nằm trong danh sách các quốc gia được phép mở cổng thanh toán doanh nghiệp có thể kể đến như PayPal Business, Stripe, v.v..
Vậy làm sao doanh nghiệp Việt có thể ứng dụng được các cổng thanh toán quốc tế này cho công việc kinh doanh quốc tế?
Một trong những giải pháp để mang lại sự tiện lợi, minh bạch trong việc sử dụng cổng thanh toán chính là mở công ty tại Singapore, thành lập pháp nhân tại Mỹ - những quốc gia được nhiều thương hiệu cổng thanh toán tin tưởng.
4. Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký cổng thanh toán quốc tế như thế nào?
Với kiến thức chuyên sâu về các giải pháp thanh toán quốc tế và kinh nghiệm thành lập công ty nước ngoài cho hơn 200 doanh nghiệp, nhóm chuyên gia của Global Link Asia Consulting có thể hỗ trợ Quý Khách hàng trong vấn đề này.
Hiểu được nhu cầu đó, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ:
- Tư vấn các phương án giao dịch, chuyển nhận tiền với đối tác và khách hàng quốc tế, tối ưu hóa dòng tiền kinh doanh.
- Hỗ trợ đăng ký, quản lý và duy trì tài khoản VIP tại các cổng thanh toán quốc tế với thời gian nhanh và mức phí ưu đãi hơn. Tư vấn tuân thủ Thỏa thuận Người dùng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
- Hướng dẫn đăng kí tài khoảnPayPal Businessmới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn.
- Tư vấn chiến lược về quá trình chạy tăng Volume với PayPal,gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting)để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v.
5. Câu hỏi thường gặp về cổng thanh toán Việt Nam?
Các cổng thanh toán ở Việt Nam thường hỗ trợ một loạt các loại thẻ, bao gồm:
- Thẻ ghi nợ/tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, American Express, JCB;
- Thẻ ghi nợ/tín dụng nội địacủa các ngân hàng như Techcombank, Vietcombank, BIDV.
Các cổng thanh toán phù hợp để kinh doanh quốc tế bao gồm PayPal Business, Stripe Business, 2Checkout, v.v.
Để biết thêm về ví điện tử và sự khác biệt giữa các ví điện tử và cổng thanh toán, Doanh nghiệp hãy tham khải bài viết:Google Pay và Apple Pay: Đâu là ví điện tử tốt nhất?
Có một số cổng thanh toán tại Việt Nam hỗ trợ tích hợp trực tiếp với các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Shopify. Ví dụ tiêu biểu nhưZaloPay,VnPay.
Để biết hêm về ví điện tử và sự khác biệt giữa các ví điện tử và cổng thanh toán, Doanh nghiệp hãy tham khải bài viết: Google Pay và Apple Pay: Đâu là ví điện tử tốt nhất?
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 14 tháng 07 năm 2021. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.