Từ lâu, cộng đồng người dùng PayPal vẫn hay nói về các tài khoản có độ Trust (tin cậy) cao và xem độ Trust là “chìa khóa vàng” để PayPal không limit hay ban (cấm) tài khoản. Dù hiểu về tầm quan trọng của độ Trust, nhiều Doanh nghiệp vẫn hiểu sai về cơ chế cũng như bản chất của độ Trust dẫn đến các quyết định sai lầm trong quá trình nuôi tài khoản Paypal.
Hãy cùng Global Link Asia Consulting tìm hiểu trong bài viết sau để
- Làm sáng tỏ 5 nhận định sai lầm của nhiều doanh nghiệp về Trust;
- Từ đó, vạch ra chiến lược phù hợp hơn để hạn chế tối đa việc tài khoản PayPal bị limit.
1. 5 quan điểm sai lầm về độ Trust của tài khoản PayPal/Stripe
1.1. Trust là một khái niệm do PayPal và Stripe quy định
Điều này không hoàn toàn đúng. “Trust” là một khái niệm được truyền miệng từ lâu đời trong cộng đồng những khách hàng Việt Nam sử dụng PayPal. Có thể nói, trong thời gian đầu, đây là từ lóng chỉ việc tài khoản (account) đã được PayPal xác minh các thông tin liên quan đến người đứng tên tài khoản PayPal và doanh nghiệp (với tài khoản PayPal Business).
Theo PayPal, việc xác minh này giúp gia tăng sự tin tưởng của khách hàng và là căn cứ để PayPal đánh giá mức độ tín nhiệm của tài khoản. Tuy nhiên đây không phải là một khái niệm được các cổng thanh toán như PayPal hay Stripe định nghĩa cụ thể trong Thỏa thuận Người dùng (User Agreement).
1.2. Giao dịch giữa các tài khoản PayPal sẽ không mất phí giao dịch
Sự thật là chỉ có một số loại giao dịch nhất định là không mất phí. Theo Thỏa thuận Người dùng của PayPal (PayPal User Agreement), giao dịch không mất phí chỉ bao gồm một số loại như: giao dịch trong nước giữa các account PayPal cá nhân thân thiết hoặc giữa các account ở một vài thị trường nhất định như Mỹ.
Những trường hợp còn lại, các chủ tài khoản bất kể đã được verify hay chưa sẽ cần chú ý về các khoản phí giao dịch và phí chuyển đổi tiền tệ, đặc biệt là khi thực hiện thanh toán xuyên quốc gia. Những khoản này thường sẽ do người nhận tiền chịu, và tùy thuộc vào loại tiền tệ của quốc gia bên nhận. Xem chi tiết về các khoản phí PayPal tại đây.
1.3. Chỉ cần thẩm định xong một lần là tài khoản sẽ được coi là trust
Điều này cũng không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế, PayPal có khá nhiều bước xác minh và đánh giá Merchant.
- Các bước cơ bản: xác minh chủ sở hữu, pháp nhân công ty, xác minh tài khoản ngân hàng, v.v.
- Các bước chuyên sâu hơn: xác minh mô hình kinh doanh, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp hay đối tác của doanh nghiệp, v.v.
Những bước này có thể được trải dài suốt quá trình chạy Store, nhất là khi có sự cố. Mọi thay đổi thông tin chủ sở hữu hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến doanh nghiệp đều phải tiến hành cập nhật nhanh chóng và chính xác. Các thông tin liên quan đến việc vận hành Store như: thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, v.v. trong lúc vận hành tài khoản cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá độ Trust của tài khoản. Xem thêm bài viết về Thẩm định tài khoản PayPal.
1.4. Có thể mua đi bán lại các tài khoản paypal đã có độ trust
Tuy tài khoản PayPal, Stripe có thể thay đổi người đứng tên tài khoản, việc này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thứ nhất, việc thay đổi thông tin này cần được thực hiện đúng quy trình của PayPal. Nếu không, khi chủ tài khoản mới đăng nhập có thể kích hoạt báo động hệ thống từ PayPal.
Quan trọng hơn là, khi Store bị sự cố, PayPal sẽ yêu cầu Merchant nộp sao kê ngân hàng và một số loại giấy tờ khác để gỡ limit. Nếu không chứng thực chính chủ được, khả năng mất luôn tài khoản sẽ là rất lớn. Không dịch vụ nào có thể giúp Merchant trong trường hợp này.
1.5. Store sẽ bán hàng ổn định và không bị limit một khi đã được Trust
Điều này không chính xác bởi Store vẫn có thể bị limit hoặc đóng nếu chất lượng vận hành của Store đi xuống, chẳng hạn khi:
- Lượng Refund Request quá cao
- Thời gian ship quá lâu
- Store bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng
- Vi phạm quy định của PayPal
Đây là điều nhiều Store đã gặp phải trong mùa dịch COVID-19 vừa qua. Các biện pháp đóng cửa nền kinh tế, giãn cách xã hội, v.v. đã làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn và đình trệ. Do đó, thời gian ship hàng tăng lên và yêu cầu refund từ người mua cũng tăng theo.
Thông tin về việc nuôi tài khoản PayPal Trust để không bị limit có rất nhiều, tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng chuẩn xác và cập nhật. Mỗi khi tài khoản PayPal bị khóa, việc vận hành Store có thể bị ảnh hưởng khá đáng kể hoặc thậm chí là dừng hẳn, rất mất thời gian, công sức, và tiền bạc của chủ Store. Những vấn đề trên hoàn toàn có thể được khắc phục nếu Merchant kịp thời phát hiện và được hỗ trợ giải quyết bởi đội ngũ tư vấn chuyên môn cao.
2. Làm thế nào để gia tăng lòng tin của khách hàng khi sử dụng PayPal và Stripe?
Tài khoản có độ Trust là tài khoản đã được PayPal xác thực các thông tin liên quan đến người đứng tên tài khoản PayPal và doanh nghiệp (với tài khoản PayPal Business). Tuy vậy, đây không phải là “kim bài miễn tử” cho các Cá nhân/Doang nghiệp. Niềm tin từ khách hàng và PayPal là nhân tố quan trọng nhất để PayPal đánh giá hoạt động giao dịch, sử dụng cổng thanh toán của Doanh nghiệp.
Khi người bán có quy trình thanh toán, giao dịch tốt, 44% người mua hàng có nhiều khả năng tin tưởng Merchant hơn (theo nghiên cứu ISPOS), trong khi 47% có nhiều khả năng quay lại trang web để mua sắm lần nữa. Vì vậy, thực hiện các chính sách giúp gia tăng niềm tin của khách hàng, và của chuyên viên thẩm định từ PayPal nên nằm trong các yếu tố quan trọng cần lưu ý của các công ty.
Dưới đây là bốn cách bạn có thể xây dựng trải nghiệm thanh toán sẽ giúp bạn truyền cảm hứng cho khách hàng tin tưởng vào thương hiệu.
2.1. Rõ ràng, minh bạch
Để giúp giảm bớt sự lo lắng của người tiêu dùng, các Doanh nghiệp kinh doanh phải có chính sách minh bạch hoàn toàn. Hình ảnh, đoạn văn mô tả, video chất lượng cao, chính sách bảo mật, chính sách hoàn trả rõ ràng, thông báo về hàng tồn động, và hàng sắp về và các chứng chỉ uy tín là các cách làm phổ biến để gia tăng niềm tin trước khi người tiêu dùng đến trang thanh toán.
Ngoài ra, 76% người tiêu dùng tin tưởng (theo Bright Local) các đánh giá trực tuyến cũng như lời giới thiệu từ gia đình và bạn bè. Các Doanh nghiệp nên đưa ra những đánh giá trung thực về sản phẩm để giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định.
2.2. Sử dụng các phương thức thanh toán phổ biến như PayPal, Stripe
Trung bình, cứ 1 trong 4 khách hàng thanh toán quyết định bỏ hàng hóa trong giỏ hàng online vì (theo IPSOS) vì không tìm thấy phương thức thanh toán yêu thích. Một phương thức thanh toán quen thuộc và đáng tin cậy như PayPal, Stripe, v.v có thể giúp giảm bớt mọi lo lắng về việc hoàn tất giao dịch trực tuyến.
2.3. Bảo vệ thông tin khách hàng
Khách hàng luôn đề cao cảnh giác khi nói đến quyền riêng tư dữ liệu. Trong số những mối quan tâm của khách hàng, 35% cho biết họ lo lắng về số lượng thương hiệu có thông tin cá nhân của họ ngày càng tăng (theo Elderman)
Rủi ro không chỉ ở vấn đề tài chính – việc vi phạm dữ liệu có thể làm xói mòn lòng tin của khách hàng. Khi tin tặc tấn công, người tiêu dùng co xu hướng quy trách nhiệm về thương hiệu hơn là hackers.
Việc sử dụng các cổng thanh toán tuân thủ PCI-DSS như PayPal và Stripe, phương thức truyền tảo dữ liệu bảo mật (HTTPS) cho website và các tuân thủ toàn cầu như Chỉ thị về dịch vụ thanh toán (Payment Services Directive (“PSD2”)) ở Châu Âu là các yêu cầu tối thiểu để bảo vệ thông tin khách hàng.
2.4. Hạn chế các giao dịch không ổn định
PayPal sử dụng các tiêu chí nhất định để đánh giá hoạt động thanh toán, mức độ đáng tin cậy của Doanh nghiệp. Các tiêu chí như dưới đây khiến cho PayPal đóng băng tài khoản để kiểm tra, khiến việ kinh doanh gặp khó khăn lớn.
- Số lượng refund quá lớn;
- Thời gian giao dịch quá lâu
- Số lượng khiếu nại bất thường;
- Các giao dịch bất thường như bán hàng hóa không được cho phép, hàng giả, hàng nghi ngờ vi phạm bảo mật nhãn hiệu.
3. Global Link Asia Consulting hỗ trợ Doanh nghiệp gia tăng hoạt động kinh doanh quốc tế với PayPal và Stripe như thế nào
Thông tin về việc nuôi tài khoản PayPal Trust để không bị limit có rất nhiều, tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng chuẩn xác và cập nhật. Mỗi khi tài khoản PayPal bị khóa, việc vận hành Store có thể bị ảnh hưởng khá đáng kể hoặc thậm chí là dừng hẳn, rất mất thời gian, công sức, và tiền bạc của chủ Store. Những vấn đề trên hoàn toàn có thể được khắc phục nếu Merchant kịp thời phát hiện và được hỗ trợ giải quyết bởi đội ngũ tư vấn chuyên môn cao.
Hiểu được nhu cầu đó, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ:
- Tư vấn các phương án giao dịch, chuyển nhận tiền với đối tác và khách hàng quốc tế, tối ưu hóa dòng tiền kinh doanh.
- Hỗ trợ đăng ký, quản lý và duy trì tài khoản VIP tại các cổng thanh toán quốc tế với thời gian nhanh và mức phí ưu đãi hơn. Tư vấn tuân thủ Thỏa thuận Người dùng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
- Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business mới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn.
- Tư vấn chiến lược về quá trình chạy tăng Volume với PayPal, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v.
Global Links Asia Consulting sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói, từ đăng ký thành lập công ty ở nước ngoài (đặc biệt là Singapore), hướng dẫn mở tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp tại ngân hàng Singapore, tư vấn thuế, kế toán doanh nghiệp, đến hỗ trợ dùng phần mềm kế toán quốc tế QuickBooks, chữ ký điện tử, đăng ký tên miền quốc tế, dùng số phone transfer quốc tế tại Singapore, Mỹ, EU, v.v. để chăm sóc khách hàng, và còn nhiều dịch vụ linh hoạt khác.
4. Câu hỏi thường gặp về PayPal và Stripe
Việc sử dụng PayPal hay Stripe, hoặc cả hai sẽ tùy vào quyết định, nhu cầu, mong muốn, khả năng của Doanh nghiệp. Để biết thêm chi tiết, Doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết sau: PayPal hay Stripe: Đâu là cổng thanh toán tối ưu nhất?
PayPal limit là những hạn chế tạm thời ngăn Cá nhân/Doanh nghiệp gửi, nhận hoặc rút tiền từ tài khoản PayPal của mình. Tài khoản có thể bị giới hạn ( hay bị limit) nếu có nghi ngờ gian lận, nếu tài khoản không tuân thủ Chính sách sử dụng được chấp nhận của PayPal hoặc nếu tỷ lệ tranh chấp quá cao.
Để biết thêm về PayPal limit, Doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết: Limit PayPal.
Để biết thêm về sự khác biệt này, Doanh nghiêp hãy tham khảo bài viết So sánh PayPal Cá nhân và PayPal Doanh nghiệp.
Bên cạnh PayPal và Stripe, Doanh nghiệp có thể xem xét các cổng thanh toán phổ biến trên thị trường như Shopify Payment, Apple Pay, Google Pay, Đây là các cổng thanh toán phổ biến được nhiều người tin dùng vì độ bảm mật, an toàn và khả năng dễ dàng sử dụng.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 13 tháng 10 năm 2020. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.