Dạo quanh các forum, group về kinh doanh online, Doanh nghiệp chắc hẳn đã bắt gặp nhiều bài đăng về việc bán lại các tài khoản PayPal, Stripe verified có độ Trust cao (Tài khoản PayPal, Stripe được xác thực, thẩm định). Tuy diễn ra khá thường xuyên và công khai, việc trao đổi, mua bán các tài khoản này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là với những người mua chưa có nhiều kinh nghiệm.
Trong bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ giúp Doanh nghiệp
- Hiểu rõ tài khoản PayPal, Stripe Trust là gì;
- Phân tích lý do và nguy cơ tiềm ẩn khi mua tài khoản Trust và;
- Đưa ra kết luận cuối cùng liệu Doanh nghiệp nên mua loại tài khoản này hay không.
1. Tài khoản PayPal, Stripe Trust là gì?
“Trust” là một “từ lóng” được truyền miệng trong cộng đồng người sử dụng PayPal, Stripe, v.v. để chỉ việc tài khoản (account) đã được xác minh một số thông tin liên quan đến người đứng tên tài khoản và doanh nghiệp (với tài khoản PayPal Business). Tài khoản đã được xác minh càng nhiều lần thì thường được cho là có độ Trust càng cao.
Người bán tài khoản PayPal, Stripe, Etsy, hay eBay thường sẽ đưa kèm các thông tin về tài khoản để chứng minh tài khoản của mình có độ Trust cao. Các thông tin này có thể là số lần payout, số hold, volume, loại limit, rating, thông tin các tài liệu đi kèm, v.v.
Hiện nay, vẫn tồn tại khá nhiều những hiểu lầm phổ biến về độ Trust tài khoản PayPal hay Stripe trong cộng đồng người dùng cổng thanh toán. Những nhận định không chính xác về độ Trust góp phần lớn để giúp những tài khoản PayPal, Stripe, Etsy hay eBay được bán này lấy được lòng tin từ các Doanh nghiệp có ý định mua lại.
Để biết thêm về tài khoản Trust, Doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết: 5 hiểu lầm phổ biến về tài khoản PayPal, Stripe Trust và cách là tăng niềm tin khách hàng.
2. Những tài khoản có độ Trust có bán lại như lời chào hàng hay không?
2.1. Đặc điểm nhận dạng của các tài khoản này
- Được đăng kí tại một số quốc gia sử dụng Stripe, PayPal phổ biến như Mỹ. Ngoài ra còn rất nhiều tài khoản Việt Nam được giao dịch.
- Mức độ Trust càng cao thì giá bán đưa ra thường càng cao, một số người bán có thể có bảo hành theo payout hoặc theo thời gian sử dụng.
- Sau khi mua tài khoản, chủ tài khoản vẫn buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình để PayPal hay Stripe không “hỏi thăm”.
- Các tài khoản được bán có thể đi kèm nhiều hoặc ít thông tin như: ID của người đứng tên tài khoản, địa chỉ, lịch sử các giao dịch đã thực hiện, lịch sử payout, rating tài khoản eBay, v.v. Càng chứa nhiều thông tin, tài khoản càng có giá trị.
2.2. Những rủi ro tiềm tàng có thể gặp phải
Các tài khoản được đăng bán có thể đã hoàn thành các thủ tục xác minh căn bản về thông tin doanh nghiệp hay người đứng tên tài khoản để người mua tài khoản có thể dùng để gắn vào Store của mình. Tuy nhiên, điều này vẫn tiềm tàng những rủi ro nhất định:
2.3. Rủi ro về vận hành
- Nếu Store có vấn đề, PayPal hoặc Stripe có thể sẽ yêu cầu giấy tờ chứng minh danh tính, địa chỉ người đứng tên tài khoản hoặc sao kê ngân hàng gần đây của người này. Lúc đó, nếu không cung cấp được, tài khoản có thể bị limit hoặc đóng.
- Thậm chí khi Store chạy ổn định, PayPal và Stripe vẫn có thể review thường xuyên và yêu cầu nộp thông tin bổ sung.
- Người đứng tên tài khoản PayPal, Stripe được bán này có tiền sử bị limit, block hoặc nằm trong danh sách đen của các bên Payment Processor mà người mua không hề hay biết. Khi gắn tài khoản này vào Store, cả Store và các tài khoản PayPal, Stripe liên đới đều có thể bị ảnh hưởng.
- Tài khoản mua lại sẽ gắn liền với danh tính của người bán hàng. Seller có thể gặp vấn đề khi cố gắng chuyển tiền, rút tiền, thậm chí đăng nhập.
2.4. Rủi ro về bảo mật
- Tài khoản mua có thể là tài khoản bị đánh cắp hoặc vẫn còn thông tin người bán trong tài khoản. Vì vậy, các tài khoản này rất dễ bị theo dõi, hack, cài phần mềm độc hại nếu chủ Doanh nghiệp yêu cầu cài đặt cổng thanh toán cho công ty.
- Nếu tài khoản bị đánh cắp, chủ thật của tài khoản vẫn có thể sẽ thấy những sao kê lạ trong ngân hàng của mình và đánh động với cảnh sát hoặc ngân hàng. Điều này sẽ kích hoạt các hoạt động điều tra và ảnh hưởng đến Store.
2.5. Rủi ro bị cấm vĩnh viễn
- Việc mua bán các tài khoản PayPal là vi phạm điều khoản dịch vụ của PayPal. Nếu PayPal phát hiện ra các Doanh nghiệp đã làm điều này hoặc đang sử dụng các tài khoản mua, PayPal sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng của Doanh nghiệp.
Về lâu dài, Doanh nghiệp có thể chỉ muốn chạy ổn định một hay một vài tài khoản với Volume lớn. Khi đó, dù Doanh nghiệp có thể không dùng các tài khoản được mua lại này nữa, thông tin những tài khoản này vẫn nằm trong hệ thống dữ liệu của PayPal hay Stripe, gắn với Store của Doanh nghiệp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới việc Thẩm định tài khoản để chạy Volume lớn, tăng độ ổn định.
Thực tế, Global Link Asia Consulting đã gặp nhiều Cá nhân/ Doanh nghiệp gặp rắc rối lớn với quá khứ chạy account xấu của mình.
Trong quá trình chạy PayPal, nhiều Merchant có thể vi phạm các quy định phổ biến, và bị Limit 21 hay 180 ngày hay bị khóa tài khoản. Nhiều chủ Doanh nghiệp khi gặp khó khăn trên đã chọn phương án mua hoặc mở ra rất nhiều tài khoản PayPal khác nhau.
Dr. Hui Wang, Giám đốc Risk Management Science của PayPal đã khẳng định trong cuộc phỏng vấn với báo chí rằng:
“PayPal sở hữu một cỗ máy AI đủ thông minh để phân tích, truy xuất, kiểm tra hàng trăm tài khoản một chỉ trong 1 giây để đi đến kết luận rằng tài khoản nào đang vi phạm các điều khoản sử dụng.”
Dr. Hui Wang, Giám đốc Risk Management Science của PayPal
3. Có nên mua lại tài khoản PayPal, Stripe có độ Trust không?
Nếu thật sự có nhu cầu sử dụng những tài khoản như thế này thì Doanh nghiệp nên tự đánh giá rủi ro qua các câu hỏi sau:
- Có phương án nào khác cho Store không? Có chắc chắn mua lại tài khoản là phương án duy nhất?
- Mục đích sử dụng tài khoản là gì? Chỉ nhằm để “chữa cháy” trong thời gian ngắn hay để “đi đường dài”?
- Tài khoản này sẽ được dùng để chạy Volume lên mức nào? Trong thời gian bao lâu?
- Các kế hoạch lập doanh nghiệp, làm kế toán, thuế, kiểm toán như thế nào?
Lời khuyên từ Global Link Asia Consulting
Từ kinh nghiệm của mình, Global Link Asia Consulting nhận định nếu Doanh nghiệp có kế hoạch chạy tài khoản lên khối lượng giao dịch lớn hàng tháng thì sử dụng tài khoản chính danh là an toàn nhất.
Vì trong quá trình lên hạn mức, PayPal và Stripe sẽ thường xuyên yêu cầu bổ sung giấy tờ xác minh. Việc xác minh này cần được làm theo quy trình chuẩn, đúng yêu cầu của PayPal và Stripe để không làm ảnh hưởng đến tài khoản.
Nếu Doanh nghiệp đang trên con đường xây dựng một Store lớn mạnh nhưng không rõ các phương án nhận tiền từ khách nước ngoài của mình đã tối ưu chưa, hay làm thế nào để chuẩn hóa quy trình thuế - kế toán doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với Global Link Asia Consulting.
Với kinh nghiệm hỗ trợ trực tiếp rất nhiều Doanh nghiệp bán hàng nước ngoài về chiến lược, định hướng, cách gỡ rối, giải quyết limit, pháp lý, v.v., Global Link Asia Consulting là người đồng hành đáng tin cậy nhất với Cá nhân/ Doanh nghiệp trong hành trình này.
4. Global Link Asia Consulting hỗ trợ Cá nhân/ Doanh nghiệp đăng ký tài khoản PayPal, Stripe như thế nào?
Có thể thấy, việc mua lại tài khoản PayPal và Stripe sẽ là lựa chọn không phù hợp nếu Doanh nghiệp có ý định vươn tầm thế giới, với khối lượng giao dịch ngày càng lớn.
Việc đăng ký tài khoản Paypal, Stripe Business chính chủ sẽ là phương án chính xác, phù hợp hơn với các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp mong muốn bán hàng đa quốc tế tại các thị trường tiềm năng như Mỹ, Singapore, Hồng Kông, Anh, v.v.
Hiểu được nhu cầu đó, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ:
- Tư vấn các phương án giao dịch, chuyển nhận tiền với đối tác và khách hàng quốc tế, tối ưu hóa dòng tiền kinh doanh.
- Hỗ trợ đăng ký, quản lý và duy trì tài khoản VIP tại các cổng thanh toán quốc tế với thời gian nhanh và mức phí ưu đãi hơn. Tư vấn tuân thủ Thỏa thuận Người dùng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
- Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business mới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn.
- Tư vấn chiến lược về quá trình chạy tăng Volume với PayPal, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v.
5. Câu hỏi thường gặp về tài khoản PayPal, Stripe
Cả Stripe và PayPal đều là những cổng thanh toán đáng tin cậy và việc lựa chọn cả hai tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh và yêu cầu của công ty. Nếu Doanh nghiệp đang tìm kiếm một lựa chọn thân thiện với ngân sách thì Stripe sẽ tốt hơn PayPal.
Nếu Doanh nghiệp muốn một cổng thanh toán uy tín và được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn, PayPal là một lựa chọn tốt hơn.
Stripe và PayPal đều tuân thủ PCI nên cả hai đều là cổng thanh toán có độ an toàn cao. Stripe cung cấp mã hóa dữ liệu thanh toán, phát hiện gian lận, rủi ro và xác minh danh tính trực tuyến cùng với các tính năng bảo mật khác. PayPal cung cấp tính năng bảo vệ dữ liệu, kết nối TLS, xác nhận email, v.v., như các tính năng bảo mật trọng điểm.
Doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết PayPal hay Stripe: Đâu là cổng thanh toán tốt nhất để hiểu sự khác biệt và ai sẽ phù hợp để sử dụng PayPal hoặc Stripe:
Cả Stripe, PayPal đêu hỗ trợ thanh toán quốc tế và hỗ trợ thanh toán với hơn 20 loại ngoại tệ.
Doanh nghiệp có thể xem xét các cổng thanh toán khác, tùy vào hoạt động kinh doanh của công ty như 2Checkout, Alipay, Authorize.Net, SecurePay.com.
Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website Global Link Asia Consulting lần đầu vào ngày 11 tháng 11 năm 2020. Bài viết, nhãn hiệu và hình ảnh đi kèm đã được Global Link Asia Consulting đăng ký sở hữu trí tuệ, thuộc sở hữu trí tuệ và bản quyền của Globlal Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản của Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.